Cầu Bạch Đằng 2 cùng phần đường dẫn 2 đầu cầu có chiều dài gần 3km, trong đó, phần cầu dài hơn 400m, rộng 17m, bao gồm 4 làn xe, tĩnh không 7m. Cầu có 4 trụ ở sông và 2 trụ ở bờ.
Cầu Bạch Đằng 2 được thiết kế với 6 trụ chống va xô để đảm bảo an toàn khi sông Đồng Nai có lượn tàu thuyền, sà lan lưu thông mật độ cao. Các trụ chống va xô được xây dựng bằng khối bê tông chắc chắn, các hệ thống đèn chiếu sáng và đèn cảnh báo được làm bằng đèn công nghệ năng lượng mặt trời nhằm giảm được kinh phí và tiết kiệm điện.
Công trình được khởi công vào năm 2021, bao gồm phần cầu chính và đường dẫn có tổng chiều dài gần 3km, chiều dài phần cầu hơn 400m, chiều rộng 17m tổng 4 làn xe mỗi bên 2 làn xe.
Tổng mức đầu tư dự án gần 500 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Nguồn vốn thực hiện dự án được phân chia theo tỷ lệ mỗi địa phương đóng góp 50% kinh phí đối với phần cầu chính và mỗi địa phương tự đầu tư xây dựng phần đường dẫn trên địa bàn.
Việc đưa vào sử dụng cầu Bạch Đằng 2 sẽ tạo điều kiện để phát triển giao thương và vận chuyển hàng hóa giữa 2 tỉnh. Cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai nối liền Tp.Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông liên tỉnh, liên vùng trong khu vực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh Người Đưa Tin ghi nhận trong buổi lễ khánh thành:
Anh Trọng