Có những thực phẩm kỵ kết hợp cùng nhau vì nó có thể gây nên những phản ứng nguy hiểm dẫn đến chết người. Tuy nhiên, cần xem xét mức độ ảnh hưởng của những sự kết hợp này để tránh những hoang mang không cần thiết đối với những đầu bếp tại gia.
Nếu bạn là fan hâm mộ của món hồng sấy khô, hồng tươi, hồng ngọt thì hãy nên cân nhắc khi sử dụng sau một số loại thực phẩm đặc biệt là khoai lang.
Hồng có vị chát, ngọt đặc trưng tuy nhiên trong hồng chứa chất tanin và pectin làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột…Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột. Nếu ăn quá nhiều hồng, dạ dày của bạn sẽ bị quá tải và dễ gây tổn thương và hình thành ổ loét.
Khoai lang vốn là thực phẩm lành tính, có hàm lượng tinh bột rất cao chiếm tới 25% trọng lượng. Cùng với đó khoai lang cũng chứa các loại đường như glucose, sucrose, fructoze... được chứng minh có thể cải thiện huyết áp.
Tuy nhiên, nếu khoai lang gặp hồng chúng sẽ "đánh nhau" trong bụng, vì khi chất tanin trong hồng gặp phải tinh bột đường trong khoai lang sẽ tích tụ và hình thành những viên sỏi trong dạ dày. Viên sỏi hồng dạ dày lớn không bài tiết được ra ngoài sẽ kích thích dạ dày, tá tràng dẫn đến chảy máu, viêm dạ dày hoặc loét dạ dày và xuất huyết kèm theo.
Đặc biệt nguy hiểm với những củ khoai có đốm đen (hay còn được gọi là khoai hà) nếu ăn phải những củ khoai lang có đốm đen rất dễ bị trúng độc. Sau khi trúng độc 24 giờ sẽ phát bệnh.
Biểu hiện ban đầu là khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thở dốc, nghiêm trọng hơn có thể sốt cao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong. Chính vì độc tố trong khoai lang có đốm đen cực độc nên khi củ khoai bị bệnh khuẩn vằn đen, bạn không nên tiếc của, gọt những đốm đen để sử dụng tiếp mà nên bỏ chúng đi.
Nguyên Anh (Tổng hợp)