Không chịu tẩy giun suốt nhiều năm, người đàn ông mắc bệnh hiếm gặp

Không chịu tẩy giun suốt nhiều năm, người đàn ông mắc bệnh hiếm gặp

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 6, 26/05/2023 15:00

Vừa qua, khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã điều trị thành công cho bệnh nhân nam nhiễm hội chứng Loeffer.

Bệnh nhân T.S có tiền sử viêm gan B mạn, không tẩy giun sán nhiều năm, sốt thất thường, ho khạc đờm, tức ngực 1 tuần trước vào viện. Bệnh nhân ở nhà đã uống kháng sinh, hạ sốt, long đờm nhưng tình trạng không cải thiện.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân được khám và xét nghiệm ghi nhận bạch cầu máu tăng cao, trong đó tăng chủ yếu thành phần bạch cầu ưa axit và kèm theo tổn thương phổi là những đám mờ rải rác 2 bên trường phổi.

Bệnh nhân được nghi ngờ nhiễm hội chứng Loeffler, được xét nghiệm về giun sán thấy với giun đũa (Ascaris) và giun lươn ( Strongyloides).

Sau đó, bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tẩy giun đặc hiệu. Sau 2 tuần bệnh nhân hết hoàn toàn triệu chứng, bạch cầu ưa axit trong máu giảm nhiều, tổn thương trên phim chụp gần như biến mất.

Đời sống - Không chịu tẩy giun suốt nhiều năm, người đàn ông mắc bệnh hiếm gặp

Người đàn ông bỗng sốt thất thường, ho khạc đờm, tức ngực 1 tuần trước vào viện (Ảnh minh họa)

Hội chứng Loeffler (LS) là bệnh hiếm gặp, do ấu trùng giun lên qua phổi gây ho kéo dài. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương ở phổi và tăng bạch cầu. Người bệnh cũng có thể gặp các tổn thương trên da giống như sợi chỉ hoặc nổi ban đỏ với nhiều kích cỡ khác nhau. Nhiều trường hợp bị ho, khò khè, khó thở, sốt hoặc không.

Nguyên nhân của hội chứng chủ yếu là phản ứng dị ứng đối với sự di chuyển qua phổi của ấu trùng giun sán, như giun đũa (A. lumbricoides), giun móc và giun lươn.

Theo thống kê, khoảng 800 triệu đến 1,2 tỷ người trên thế giới bị giun ký sinh. Những người bị nhiễm giun đũa thường khó nhận biết triệu chứng, chủ yếu bị đau bụng nhẹ đến sốt, buồn nôn và nôn. Tình trạng nặng hơn có thể gây tắc nghẽn đường ruột và suy giảm sự phát triển.

Ở thể nhẹ, bệnh nhân thường không cần điều trị và tự khỏi. Trường hợp nặng, người bệnh nhập viện điều trị bằng các thuốc tẩy giun sán và một số thuốc khác.

Bác sĩ khuyến cáo: Người dân nên ăn chín uống sôi, không nên ăn gỏi cá sống, rau sống, nhất là ở những vùng vẫn còn sử dụng phân tươi ủ để bón cho cây trồng. Khi lao động, tiếp xúc với đất, rau, mọi người nên mặc đồ bảo hộ, phòng ký sinh trùng lây qua da. Bên cạnh đó, cần uống thuốc tẩy giun định kỳ. Nếu có các biểu hiện như xanh xao, sút cân, mệt mỏi, nên đi khám sớm để tránh biến chứng.

Hồng Anh (T/h theo Báo Pháp Luật, Vnexpress)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.