Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao?

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao?

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 7, 10/03/2018 12:17

Sau đề xuất cho các phương tiện khác đi chung làn với buýt nhanh BRT bị sở GTVT Hà Nội “tuýt còi”, lượng khách vẫn thưa vắng, xe máy vẫn liên tiếp lấn làn BRT.

Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, dọc trên tuyến buýt nhanh BRT từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa dù đã được đưa vào khai thác hơn 1 năm nay, nhưng số lượng hành khách sử dụng loại hình vận tải này vẫn còn thưa vắng, chưa đem lại hiệu quả cao.

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao?

Tuyến buýt BRT thưa vắng khách sau 1 năm hoạt động. (Ảnh: Thành Long)

Vào khung giờ cao điểm số lượng khách có tăng cao nhưng vẫn chưa thể đạt được lượng hành khách như được kỳ vọng. Tại các nhà chờ đón xe hành khách rất thưa vắng, đa phần người sử dụng tuyến BRT là những người đi làm và đi chơi.

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao? (Hình 2).

Vào giờ cao điểm một số nhà ga trên tuyến BRT có nhiều khách hơn. (Ảnh: Thành Long)

Dù cơ quan chức năng vẫn đang cấm các phương tiện đi vào làn BRT nhưng vẫn có nhiều xe máy bất chấp luật cấm để đi vào phần đường dành cho BRT. Có lẽ, Hà Nội cần sớm công khai rõ, hiệu quả của tuyến BRT ra sao? Về lâu dài nó có thực sự đem lại hiệu quả không?.

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao? (Hình 3).

Thực tế tại nhà chờ Hoàng Đạo Thuý hành khách chưa bao giờ đạt được 50% công suất. (Ảnh: Thành Long)

Dư luận thì bàn tán về buýt nhanh BRT Hà Nội đang bị “vỡ trận” không đáp ứng được những gì đã được chủ đầu tư đề ra. Thực tế, lượng hành khách không thể vượt qua được tuyến buýt truyền thống, trong khi số tiền đầu tư cho BRT là rất lớn.

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao? (Hình 4).

Buýt nhanh BRT đi làn đường riêng, liệu có phát huy hết hiệu quả? (Ảnh: Thành Long)

Lý giải về việc đề xuất cho các phương tiện khác đi chung với buýt nhanh BRT, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị cho rằng, đơn vị đề xuất phương án này để tránh lãng phí khi khai thác làn buýt nhanh BRT.

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao? (Hình 5).

Dù đã có quy định rõ ràng, nhưng các phương tiện khác vẫn đi vào làn BRT. (Ảnh: Thành Long)

“Sau 1 năm chính thức đi vào vận hành, tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội vận chuyển được gần 5 triệu lượt hành khách. Tỷ lệ xe xuất bến đúng giờ đạt 98,7%. Tốc độ chạy xe trung bình gần 20km/h (nhanh hơn 30% so với buýt thường). Thời gian chạy xe trung bình là 45 phút/lượt (giảm gần 20% so với xe buýt thường)”, ông Hải cho hay.

Vận tốc chạy xe ổn định, đúng kế hoạch do được hoạt động trong làn đường dành riêng ít bị tác động bởi tình trạng ùn tắc. Đa phần hành khách hài lòng và đánh giá chất lượng dịch vụ của tuyến có những ưu điểm, thuận tiện hơn rất nhiều so với các tuyến buýt thông thường khác.

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao? (Hình 6).

Vào giờ cao điểm bến Kim Mã đón thêm nhiều hành khách hơn. (Ảnh: Thành Long)

Không đi chung với phương tiện khác, hiệu quả của buýt BRT ra sao? (Hình 7).

Phần lớn người trung tuổi chọn BRT là phương tiện để đi lại cho thuận tiện. (Ảnh: Thành Long)

Thế Anh – Thành Long

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.