Không phải để treo, hóa ra lỗ nhỏ trên thớt có tác dụng này

Không phải để treo, hóa ra lỗ nhỏ trên thớt có tác dụng này

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 2, 13/06/2022 19:03

Dùng thớt thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết mục đích của phần lỗ có trên chiếc thớt.

Thớt là dụng cụ chế biến thực phẩm xuất hiện ở mọi căn bếp, từ các hộ gia đình cho tới nhà hàng sang trọng. Dụng cụ này cũng có nhiều phiên bản với các thiết kế, hình dáng, chất liệu và giá thành khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng có công dụng là làm mặt đế để cắt, thái đồ ăn.

Và nếu chú ý, bạn có thể nhận ra nhiều chiếc thớt được thiết kế với chiếc lỗ khá lớn gần ngoài rìa. Nhiều người nghĩ rằng chiếc lỗ dùng để treo thớt lên tường hoặc dùng để cầm nắm. Tuy nhiên thực tế cấu tạo đặc biệt này ra đời lại phục vụ cho một mục đích hoàn toàn khác.

Thông thường, khi thái đồ ăn, nhất là khi thái thành những miếng nhỏ, bạn sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi dồn thành phẩm vào bát hay đĩa. Thực phẩm dễ rơi ra ngoài và bạn sẽ phải nhặt lại, rửa lại, vừa mất thời gian lại mất vệ sinh Nếu bốc tay, nhất là với những đồ ăn chín thì khả năng nhiễm khuẩn từ tay là rất cao, chưa kể nhìn cũng kém vệ sinh.

Đời sống - Không phải để treo, hóa ra lỗ nhỏ trên thớt có tác dụng này

Cách làm đúng là bạn dùng dao dồn đồ ăn qua lỗ để chúng rơi xuống khay hay bát đĩa phía dưới một cách dễ dàng. Cách này rất phù hợp với những loại thực phẩm được thái hạt lựu hay thịt băm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng lỗ nhỏ này để gạt những mẩu nhỏ thừa khi sơ chế rau củ xuống thùng rác bên dưới.

Ngoài ra, khi sử dụng thớt, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Vệ sinh thớt sạch sẽ sau khi sử dụng. Với thớt gỗ, mọi người có thể dùng nước nóng, muối, kết hợp baking soda và giấm hoặc sử dụng chanh để vệ sinh. Không chỉ giúp làm sạch thức ăn bám trên thớt mà chanh còn có khả năng khử được mùi thức ăn bám trên thớt.

- Dùng thớt riêng cho đồ sống và đồ chín, không dùng lẫn 2 loại vì vi khuẩn từ đồ sống sẽ nhiễm vào những loại đồ ăn chín, dễ gây tiêu chảy.

- Luôn giữ thớt thật khô để tránh nấm mốc, nhất là với những loại thớt gỗ.

- Nếu thớt quá cũ, nhiều vết lõm thì nên thay thớt khác để đảm bảo vệ sinh.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.