Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) nhằm hướng dẫn các nước triển khai các hoạt động hướng tới kiểm soát thuốc lá bằng bộ ba chiến lược: giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Tuy nhiên, đến nay các số liệu trả về đang phản ánh rõ, chiến lược giảm cung, giảm cầu mà WHO khuyến nghị, dường như đây chưa phải là hướng tiếp cận hữu hiệu.
Thực thi giảm cung, cầu: Quyết liệt nhưng kết quả không khả quan
Theo công ước khung FCTC, WHO ưu tiên cho việc “giảm nguồn cung” bằng cách tăng thuế thuốc lá điếu, “giảm nhu cầu” thông qua các biện pháp tuyên truyền về tác hại và hỗ trợ cai thuốc cho người hút.
WHO kêu gọi các nước thực thi mạnh mẽ hai định hướng chiến lược này trong nhiều năm qua như dùng nhiều biện pháp nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ thuốc lá như tăng thuế, tuyên truyền, cảnh báo, áp dụng các biện pháp chế tài v.v, nhưng báo cáo gần nhất cho thấy mục tiêu giảm 30% tỷ lệ người hút thuốc lá vào năm 2025 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra vẫn xa với kỳ vọng đặt ra.
Tại Thái Lan, chính phủ nước này đang phải đối mặt với dư luận vì chính sách kiểm soát thuốc lá không hiệu quả, mặc dù đã áp dụng toàn bộ những hướng dẫn của WHO. Trong giai đoạn năm 2005 – 2020, Thái Lan đã triển khai 15 biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiểm soát thuốc lá, bao gồm 8 đợt tăng thuế để kéo giảm nhu cầu cùng nhiều biện pháp siết chặt cơ hội người tiêu dùng tiếp cận với thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotine.
Tuy nhiên, kết quả thu được lại khiến chính phủ Thái Lan đối mặt dư luận kêu gọi chính phủ cần đánh giá lại tính hiệu quả của chiến lược kiểm soát thuốc lá này. Trong vòng 11 năm (từ năm 2006 đến 2017), tỷ lệ hút thuốc lá điếu tại Thái Lan chỉ giảm 2,8%, tương ứng với trung bình mỗi năm đạt 0,25%. Trong bối cảnh tỷ lệ giảm hút thuốc lá điếu thất bại so với nỗ lực bỏ ra, tỷ lệ buôn lậu lại ở mức gấp đôi, chiếm 0,43% và duy trì trong suốt thời gian chính phủ tăng thuế và thắt chặt kiểm soát thuốc lá.
Khích lệ hơn Thái Lan, trong báo cáo tổng kết 5 năm (2010 – 2015), kể từ khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ thuốc lá điếu chung giảm từ 19,9% năm 2010 xuống 18,2% năm 2015 (tức đã giảm 1,7% trong 05 năm). Tuy nhiên, nếu tính trung bình, mỗi năm chỉ chiếm mức bình quân 0,34% (cao hơn so với Thái Lan 0,25%).
Điều đáng quan tâm là trong năm 2020, theo báo cáo “Những Vấn đề Cấp bách - Tình trạng Toàn cầu về Giảm thiểu Tác hại Thuốc lá” (The Global State of Tobacco Harm Reduction - GSTHR) của Tổ chức Tri thức Hành động Thay đổi (Knowledge Action Change - KAC), dữ liệu cho thấy Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ thương vong do hút thuốc lá cao nhất, vượt trên cả Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất và có mức tiêu thụ thuốc lá cao trên toàn cầu.
Giảm thiểu tác hại: Hướng tiếp cận được thế giới nhìn nhận
Đến nay đã có nhiều số liệu tổng kết từ các quốc gia cho thấy có sự chênh lệch rõ nét về tính hiệu quả giữa các quốc gia đang thực hành theo hướng dẫn của WHO và các nước quyết định chính sách kiểm soát thuốc lá của quốc gia dựa trên cơ sở thực tiễn và khoa học. Bởi dù thực thi đầy đủ thì kết quả giảm tỷ lệ người hút thuốc ở hầu hết các quốc gia vẫn còn xa so với mục tiêu đề ra. Trong khi đó, những nước áp dụng hướng tiếp cận “giảm thiểu tác hại” bằng các sản phẩm không khói thay thế thuốc lá điếu lại chứng minh được hiệu quả đáng kể.
Theo số liệu ghi nhận tại Anh, việc đưa ra thị trường các sản phẩm không khói bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử đã giúp cho tỷ lệ hút thuốc lá điếu giảm gần 5% trong 5 năm qua lên mức giảm hơn 14% trong năm 2020.
Tương tự, Nhật Bản đã thương mại hóa thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá làm nóng) kể từ năm 2014. Theo dữ liệu của Công ty Nghiên cứu Thị trường Frost & Sullivan tháng 11/2020, số liệu ghi nhận được trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2019, tổng doanh số thuốc lá điếu tại thị trường này đã giảm đến 34%.
Cho đến nay, việc nhìn nhận đúng mức về hiệu quả thực tiễn của cột trụ thứ ba trong chiến lược kiểm soát thuốc lá do chính WHO đề ra là giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá đã vượt qua giai đoạn xem xét, hoài nghi hay cần thêm thời gian kiểm chứng, mà đã bước vào thời kỳ triển khai và điều chỉnh. Vì thực tế cho thấy, nếu chỉ bám theo hai cột trụ đầu tiên trong chiến lược của WHO là giảm cung và giảm cầu thì các nước vẫn tiếp tục bỏ lỡ cơ hội cải thiện sức khỏe cho người dân.
Nhìn nhận đây chính là lựa chọn đúng đắn, chính phủ Uruguay cũng đã tháo bỏ lệnh cấm đối với thuốc lá làm nóng trong bối cảnh vẫn quản lý nghiêm ngặt tất cả các sản phẩm thuốc lá nói chung. Điều quan trọng của việc đi đến quyết định này chính là tất cả các bộ trưởng, bao gồm Bộ Y tế, của quốc gia này nhận thấy cần phải có trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng bằng cách tìm kiếm các công cụ đưa ra giải pháp thực tiễn cho vấn nạn hút thuốc lá, bao gồm cả các giải pháp, sản phẩm thay thế tốt hơn thuốc lá điếu đốt cháy được nghiên cứu phát triển bởi chính các công ty thuốc lá.
Tại Anh, nhóm Nghị viện Tất cả các Đảng (All-Party Parliamentary Group - APPG) về Thuốc lá không khói đã kêu gọi Chính phủ tận dụng tối đa Brexit (việc Anh Quốc rút khỏi Liên minh Châu Âu) bằng cách phản biện lập trường chống đối của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với thuốc lá thế hệ mới tại Hội nghị các Bên (COP) lần thứ 9 của Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC).
Hiện nay đã có 66 quốc gia cho phép thương mại thuốc lá làm nóng, và 43 trong số này có tham gia Công ước khung FCTC. Điều này cho thấy, một tỷ trọng đáng kể các quốc gia thành viên của chính Công ước khung FCTC thuộc WHO vẫn theo đuổi chiến lược “giảm tác hại” chứ không còn bảo thủ khi phải hy sinh quá nhiều cho việc chỉ thực hiện mỗi chính sách “giảm nhu cầu”. Trong đó, đón nhận các sản phẩm không khói thay thế cho thuốc lá điếu chính là bước đi chiến lược mà họ cần làm.
Đã đến lúc các quốc gia, đặc biệt những nước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá cao như Việt Nam cần siết lại thế “gọng kìm” bao gồm “giảm nhu cầu” và “giảm tác hại”, bởi sự thành công và thất bại của các nước chính là bài học lớn mà Việt Nam không cần phải hy sinh quá nhiều để có được.
Trung Nguyễn