Việt Nam tăng cường nhập khẩu quế
Quế là loài cây chỉ có số ít quốc gia trồng được, chủ yếu có tại các quốc gia bao gồm Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Srilanka. Tại Việt Nam, quế được trồng ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên.
Thông thường, những rừng quế thấp thì chỉ khoảng 3-5 năm là người dân có thể thu hoạch. Tuy nhiên đối với sản phẩm chất lượng cao thì yêu cầu cây quế phải trên 15 năm tuổi. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có thể dùng được. Theo ước tính, tổng sản lượng quế toàn cầu hàng năm vào khoảng 242.000 tấn, tổng thương mại xuất khẩu 154.000 tấn.
Sản lượng quế của 4 nhà sản xuất lớn nhất thế giới lần lượt là Indonesia đạt sản lượng 89.000 tấn, Trung Quốc 82.000 tấn, Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng quế với 41.000 tấn, Srilanka đạt 24.000 tấn.
Theo Công Thương mặc dù, sản lượng quế của Việt Nam chiếm khoảng 41.000 tấn/năm, chỉ bằng 1/2 so với Trung Quốc và Indonesia tuy nhiên hiện nay nước ta đã dẫn đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu quế. Năm 2022, quế Việt Nam chiếm 18,2% về sản lượng nhưng chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD. Bên cạnh sản lượng nội địa, nước ta còn nhập khẩu một lượng lớn quế từ Trung Quốc và Indonesia.
Đặc biệt, nhập khẩu quế của Việt Nam trong tháng 6 đạt 282 tấn, trị giá đạt gần 1 triệu USD, giảm 26% so với tháng trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhập khẩu quế của Việt Nam trong tháng 6 đạt 282 tấn, trị giá đạt gần 1 triệu USD, giảm 26% so với tháng trước.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm nước ta nhập khẩu 2.734 tấn quế với kim ngạch đạt 6,4 triệu USD, giảm 75% về lượng và giảm 77% về kim ngạch. Đáng chú ý Trung Quốc là nhà cung cấp quế lớn nhất của Việt Nam với 1.188 tấn, chiếm tỷ trọng 43% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Việt Nam là nước xuất khẩu quế số 1 thế giới
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, Việt Nam là quốc gia sản xuất quế đứng đầu thế giới với diện tích khoảng 180.000ha. Từ năm 2021, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu quế.
Năm 2023, sản lượng quế xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 34,4% thị phần xuất khẩu trên thế giới với các thị trường tiêu thụ chính như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Hoa Kỳ… Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 90.000 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 260 triệu USD, tăng 14,6% về sản lượng nhưng giảm 10,7% về giá trị so với năm 2022. Giá quế bình quân đạt 2.918 USD/tấn, giảm 22,1% so với năm 2022.
Trong năm 2023, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam với hơn 38.000 tấn, chiếm 42,6%. Tiếp theo là các thị trường như Hoa Kỳ với hơn 10.100 tấn, chiếm 11,4%; Bangladesh gần 6.000 tấn, chiếm 6,2%…
Hiện nay, quế Việt Nam đã được xuất khẩu tới gần 100 nước trên thế giới, chiếm 95% thị phần thị trường Ấn Độ, 36,5% của Mỹ và 35% thị trường châu Âu. Tuy nhiên, tỉ lệ xuất khẩu quế chế biến chỉ chiếm 18,6%, tương đương 18.659 tấn, trong đó 70% được xuất khẩu sang Mỹ và 12% sang châu Âu.
Dù có được vị trí cao trên thị trường quốc tế, các chuyên gia đánh giá rằng tiềm năng, lợi thế của ngành quế còn chưa được phát huy tương xứng. Nguyên nhân là do sản xuất còn manh mún, thiếu các sản phẩm chất lượng cao, tồn dư nhiều kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật… dẫn tới kém lợi thế cạnh tranh.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Nông Nghiệp bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cho biết, tiềm năng của vùng nguyên liệu quế của nước ta rất lớn bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai và một số nơi như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam…
Hiện nay nhu cầu về gia vị của thế giới vẫn ở mức cao, không chỉ trong ngành thực phẩm mà còn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Việt Nam đã có hàng chục công ty đầu tư dây chuyền chế biến quế hiện đại, cho ra sản phẩm quế xay, quế bột để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Xuất khẩu 2024 có thể vượt mục tiêu đề ra
Theo số liệu của liên Bộ Công Thương - Tài chính, hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 369,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu ước đạt 189,5 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu ước đạt 180,2 tỷ USD, tăng 18,1%.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng. Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông, thủy sản đạt kim ngạch tăng trưởng ở mức cao ước đạt 19,9%; các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tiếp tục phục hồi tốt; kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 2,14 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
Trúc Chi (t/h)