Lại làm giáo dục theo kiểu ngẫu hứng

Lại làm giáo dục theo kiểu ngẫu hứng

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 7, 14/04/2018 06:40

Trong bối cảnh gần 2 tháng nữa là đến kỳ thi vào lớp 10, UBND tỉnh Vĩnh Phúc bất ngờ ra Quyết định số 724 (theo sự tham mưu của sở GD&ĐT) yêu cầu học sinh phải thi 3 bài: Toán, Ngữ Văn và một bài thi tổ hợp gồm kiến thức 3 bộ môn. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, đây là cách làm giáo dục theo kiểu ngẫu hứng, một sự thay đổi không có căn cứ khoa học gây khó cho học sinh.

Theo sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, cơ sở thực tiễn của sự thay đổi này là do "học sinh đã quen với bài thi tổ hợp ở kỳ thi THPT Quốc gia". Tuy nhiên, chính điều này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Bởi lẽ, để đưa bài thi tổ hợp vào kỳ thi Quốc gia, bộ GD&ĐT đã dựa trên những thành công nhất định từ kỳ thi do đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Hơn nữa, kỳ thi THPT Quốc gia dành cho học sinh kết thúc lớp 12, liệu rằng lý do học sinh lớp 9 quen với kỳ thi này có hợp lý?

Bàn về vấn đề trên, thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) tỏ ra lo lắng cho học sinh tại địa bàn Vĩnh Phúc khi sở GD&ĐT tỉnh nhà quyết định phương thức thi mới theo kiểu “đánh úp”.

Thầy Lâm nói: “Việc cho học sinh làm bài thi dạng tổ hợp sẽ giúp cho giáo dục có những thế hệ học sinh toàn diện hơn, xưa nay có tình trạng học sinh coi thường những môn không thi, khiến các thầy cô dạy đối phó. Quan niệm thi theo hình thức mới sẽ buộc các em phải học đều tất cả các môn. Tuy nhiên, muốn thay đổi cần có lộ trình chứ thông báo trước 2 tháng rồi áp dụng luôn khiến các em học sinh Vĩnh Phúc khó có thể làm tốt được bài thi. Đây sẽ là một áp lực rất lớn”.

Lại làm giáo dục theo kiểu ngẫu hứng

Thầy Nguyễn Tùng Lâm.

“Đổi mới cách thi sẽ quyết định việc đổi mới cách dạy. Đề thi ra sao, gắn với đời sống như thế nào thì các thầy cô sẽ phải bám vào đó để dạy cho học sinh và có năng lực để đáp ứng với nhu cầu thi. Học sinh cũng cần tự nâng cao ý thức tự giác học thì mới có kết quả tốt. Khác với Vĩnh Phúc, kỳ thi lên lớp 10 tổ chức theo hình thức mới sẽ được sở GD&ĐT Hà Nội áp dụng trong năm học tới (năm 2019-2020). Rõ ràng, họ cũng thay đổi nhưng không làm theo kiểu ngẫu hứng mà là một sự thay đổi có lộ trình”, ông Lâm nói tiếp.

Cuối cùng người đứng đầu trường Đinh Tiên Hoàng nhìn sự việc của Vĩnh Phúc ra bức tranh ngành giáo dục thời gian qua: “Không phải tất cả sự thay đổi đều sai, tuy nhiên các năm qua ngành giáo dục đã có nhiều sự thay đổi theo kiểu ngẫu hứng, và hậu quả thì chúng ta đã rõ. Từ các trường, các Sở cho đến Bộ khi thay đổi cần có nghiên cứu kỹ lưỡng, có lộ trình, như vậy sẽ thành công và không gây xáo trộn trong dư luận”.

Học sinh lớp 9 quen với cách thi đại học?
Ông Trần Dũng Long, Phó Giám đốc sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết: “Việc sử dụng bài thi tổ hợp trước đó bộ GD&ĐT đã áp dụng ở kỳ thi THPT Quốc gia và thí sinh cũng đã quen với sự xuất hiện của dạng bài thi này. Hiện nay việc thi cái gì, học cái đó sẽ làm cho việc học trở nên phiến diện. Hơn nữa, nếu chỉ thi 2 môn Toán, Văn và thi thêm môn Ngoại ngữ thì việc học tại cơ sở sẽ có hiện tượng học lệch và nhiều khi từ lớp 6 nhiều học sinh sẽ chỉ học 3 môn để dự thi tuyển sinh lớp 10. Quá trình học của học sinh vẫn diễn ra bình thường, sở GD&ĐT chủ trương sẽ kiểm tra những kiến thức cơ bản, không yêu cầu quá cao mang tính chất đánh đố ở bài thi tổ hợp".

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.