Cá quý hiếm bậc nhất hành tinh
"Cá hóa thạch bốn chân" còn được biết đến với tên gọi Coelacanth có niên đại cách đây 420 triệu năm, tưởng đã tuyệt chủng nhưng vô tình được tìm thấy còn sống khỏe mạnh ngoài khơi Madagascar, khu vực phía Tây Ấn Độ Dương.
Vào năm 2021, nhóm thợ săn cá mập Nam Phi vô tình phát hiện ở ngoài khơi Madagascar.
Theo các nhà nghiên, những chiếc lưới chuyên sử dụng để bắt cá mập là một cải tiến mới nhưng nguy hiểm hơn vì chúng lớn và có thể đặt ở vùng nước sâu, nơi sinh sống của loài Coelacanth. "Và rõ ràng, loại lưới đặc biệt này là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của loài coelacanth ở Madagascar".
Chia sẻ với tờ Newsweek, nhà nghiên cứu Andrew Cooke, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với Mongabay News: "Tôi và các đồng sự bị sốc trước sự gia tăng số vụ bắt được loài cá 'tiền sử' này. Hiện Madagascar không có cơ chế theo dõi và bảo tồn loài Coelacanth".
Cũng theo nghiên cứu này, Madagascar có khả năng trở thành nơi sống của nhiều loài Coelacanth khác nhau, do đó việc bảo tồn "các loài hóa thạch sống" này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Điều đáng nói, ông Cooke và đồng sự cũng cho rằng loài này rất có thể trở thành "món hàng ngon" trong mắt các tay thợ săn.
Mặc dù đồng nghiệp khen loại cá này là "món hàng" đắt đỏ thì ông Paubert Tsimanaoraty Mahatante, một nhà nghiên cứu biển chính phủ, nói với Mongabay News: "Một con Coelacanth rất kỳ dị. Và hầu như mọi người sợ mua thứ gì đó kỳ lạ. Tôi không cho rằng loài này có thể trở thành một món hàng phổ biến".
Loài cá bề ngoài "kỳ dị" này từng được cho là đã tuyệt chủng cho đến năm 1938, khi một con Coelacanth lớn với 8 vây, có đốm trên vảy được phát hiện ngoài khơi. Tin tức này khiến giới khoa học bấy giờ vô cùng sửng sốt.
Có thể thấy sự tái xuất của cá Coelacanth là một trong những màn "hồi sinh" quan trọng nhất trong thế giới động vật của thế kỷ XX. Nguyên nhân là chúng tồn tại trước cả khủng long. Trước đây, con người chỉ biết đến sự tồn tại của cá Coelacanth thông qua những hóa thạch hơn 65 triệu năm tuổi, theo Znews.
Thời gian qua, sự "tái xuất" của cá Coelacanth được phát hiện nhờ chuyên gia động vật học Marjorie Courtenay-Latimer (làm việc tại một bảo tàng ở Nam Phi) và sự giúp đỡ của giáo sư James Leonard Brierley Smith.
Những năm trở lại đây, phần lớn hành tung của loài cá này vẫn là một bí ẩn đối với các nhà bảo tồn. Điều chúng ta biết được là chúng đang sinh sống 1 cách bình lặng dưới đáy đại dương.
Loài cá Coelacanth có cấu trúc cơ thể rất độc đáo
Các tài liệu khoa học đánh giá tình trạng bảo tồn của loài Coelacanth ở mức cực kỳ nguy cấp (IUCN 3.1), với số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên rất thấp.
Loài cá quý hiếm này có cấu trúc cơ thể rất độc đáo. Nó là loài động vật còn sống duy nhất được biết đến có khớp nối trong hộp sọ, gần như tách biệt hoàn toàn nửa trước và sau của hộp sọ ngay từ bên trong. Giải thích cho sự bố trí này, các nhà khoa học phỏng đoán chỗ uốn cong ở khớp nối giúp "cá vây tay" trong việc ngoạm và nuốt những con mồi lớn.
Đây là một trong những loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh bởi mắt của Coelacanth rất tinh và có chứa "tapetum lucidum" (chất phản quang như ở mắt mèo). Do vậy, chúng rất khó bị bắt trong mọi điều kiện tự nhiên, dù là đêm tối.
Trúc Chi (t/h)