Loại quả quen thuộc là "thần dược" chữa ho, tiêu đờm, ai ăn cũng thích

Loại quả quen thuộc là "thần dược" chữa ho, tiêu đờm, ai ăn cũng thích

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 02/04/2022 07:00

Loại quả này giòn thơm, vị ngọt vừa phải, lại có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giảm nguy cơ mắc tiểu đường, tăng cường miễn dịch, chữa ho, trị đờm,...

Lê là loại trái cây thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hơn thế, lê là loại quả rất giàu dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước; 0,1g chất béo; 0,2g protein; 11g carbohydrat; 1,6g xơ; 14mg canxi; 13mg phospho; 0,5mg sắt; 0,2mg vitamin PP; các vitamin nhóm P, C; betacaroten; 1mg axít folic.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tiêu thụ lê thường xuyên để nhận về những lợi ích sau đây:

Đời sống - Loại quả quen thuộc là 'thần dược' chữa ho, tiêu đờm, ai ăn cũng thích

Lê là một trong những loại trái cây có lượng calo thấp nên rất tốt cho quá trình giảm cân. Ảnh minh họa.

- Cải thiện tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong lê có tác dụng làm giảm táo bón, tiêu chảy và phân lỏng. Trung bình 1 quả lê cung cấp 18% yêu cầu hàng ngày của chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động ổn định. Lê cũng giúp kết dính các chất gây ung thư và các gốc tự do trong đại tràng và bảo vệ cơ quan này khỏi các tác động gây hại.

- Giảm cholesterol

Lê chứa pectin có vai trò quan trọng trong việc làm giảm các cholesterol trong cơ thể. Sử dụng nước ép của quả lê sẽ mang lại những lợi ích vô cùng tốt cho cơ thể.

- Giảm cân

Lê là một trong những loại trái cây có lượng calo thấp. Một quả lê chỉ có khoảng 100 calo. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy thêm lê vào chế độ ăn bởi nó sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ cao, giúp duy trì cảm giác no trong thời gian dài.

- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Lê có chứa glutathione là một chất chống oxy hóa giúp duy trì mức huyết áp ổn định. Do đó, bệnh nhân cao huyết áp nên thường xuyên ăn loại quả này để huyết áp được ổn định.

- Chống viêm

Lê là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid, giúp chống lại chứng viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường. Ngoài ra, vitamin C và K trong lê cũng có đặc tính giúp chống viêm.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Quả lê có chứa nhiều loại vitamin như B2, B3, B6, C và K. Đồng thời, quả lê còn giàu các khoáng chất như canxi, magie, folate, đồng và mangan, nên nó góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Phòng chống ung thư

Thành phần chất anthocyanin và axit cinnamic có trong quả lê được chứng minh là có khả năng chống lại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, bao gồm cả lê, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư dạ dày và bàng quang.

-Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Quả lê, đặc biệt là lê có vỏ màu đỏ, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu trên hơn 200.000 người cho thấy ăn 5 phần trái cây giàu anthocyanin hàng tuần trở lên như lê đỏ có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, chất xơ trong lê làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbohydrate. Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có khả năng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của lê rơi vào khoảng 20-49, khiến loại trái cây này trở thành thực phẩm có chỉ số GI thấp. Chỉ số đường huyết (glycemic index), viết tắt là GI, là một chỉ số đánh giá khả năng hấp thu nhanh/chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn có chất bột đường so với glucose. Chỉ số GI được chia thành 100 mốc và chỉ số này càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường.

Do có chỉ số GI thấp nên lê trở thành lựa chọn tuyệt vời đối với bệnh nhân tiểu đường hay người có đường huyết cao nói chung nếu muốn thưởng thức một chút ngọt ngào từ trái cây.

- Chữa ho, trị đờm

Đời sống - Loại quả quen thuộc là 'thần dược' chữa ho, tiêu đờm, ai ăn cũng thích (Hình 2).

Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho. Ảnh minh họa.

Đặc biệt, lê có thể dùng để chữa ho, trị đờm cực tốt, nhất là trong mùa dịch Covid-19 hay thời tiết chuyển mùa như hiện nay.

Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho; đồng thời có tác dụng thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết sinh tân, nhuận trường, tiêu độc.

Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. Sách khác viết: “Lê để sống giảm ho tiêu đờm, lê nấu chín dưỡng âm bổ dịch”.

Do đó, lê có thể chữa ho, tiêu đờm, rất tốt cho F0 cũng như người bị hội chứng hậu Covid-19. Bạn có thể làm lê hấp đường phèn, lê ninh nhừ trộn mật ong, lê hấp gừng để chữa ho. Những cách này đều hiệu quả với cả trẻ em và người già bị ho kéo dài. 

Để tiêu đờm, bạn có thể dùng nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch nấu lên uống nóng hoặc nguội đều được.

Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc trên cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để phù hợp cho từng đối tượng cũng như có liều lượng cụ thể.

Bên cạnh đó, mặc dù lê có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều và cùng một số thực phẩm khác có thể gây ngộ độc. Những loại thực phẩm không nên ăn cùng với quả lê gồm:

-Thịt ngỗng: Khi ăn lê cùng thịt ngỗng sẽ khiến thận làm việc quá tải, ảnh hưởng đến sức khỏe.

-Củ cải: Khi ăn lê cùng củ cải có thể làm sưng tuyến giáp.

-Rau dền: Nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa thì nên tránh ăn rau dền cùng với lê sẽ dễ bị nôn và có các vấn đề về tiêu hóa.

Trong một số trường hợp hiếm, lê có thể gây dị ứng ở miệng hoặc khó chịu khi ăn. Đồng thời, quả lê có tính hàn nên những người bị bệnh đau bụng do lạnh, đi lỏng không nên ăn. Ngoài ra, ăn quả đã bị giập nát dễ mắc bệnh đường ruột vì vậy bạn nên lựa chọn lê còn tươi để đảm bảo sức khỏe.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.