Loài rau trước không ai để ý nay được nhiều người "săn lùng" là cây đọt mọt. Cây này còn có tên gọi cây lá lụa, cây mót, thường gặp trong các rừng ngập mặn, rạch nước lợ. Vì thế, thường thấy cây dại này mọc ở bờ suối, bờ kênh rạch hoặc ở nơi đất trũng trong thung lũng. Cây lá lụa ra lá non có vị chua được dùng làm rau để ăn sống, thường ăn với lẩu mắm.
Lá non từ cây này là loại rau ngon, ăn lành tính và thường được ăn kèm với lẩu mắm. Do đó những năm gần đây tại nhiều địa phương phía Nam của Việt Nam, nông dân đã di thực cây lá lụa về vườn trồng để lấy lá non ăn như rau, thông tin trên Dân Việt.
Thông thường lá kép, dài 10 – 15 cm gồm hai đối lá chét, những lá phía cuối dài 2 – 6 cm, rộng 1,2 – 2 cm, những lá tận cùng dài 5 – 10 cm, rộng 2 – 4,5 cm, nhẵn, gốc thuôn, đầu tù, cuống chung dài 1,5-5 cm; lá kèm sớm rụng. Trong khi đó, cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 1-2 cm, sau chuyển thành ngù rộng 1,5-2 cm; lúc mới hình thành, cụm hoa bao bọc bởi những vảy hình trứng, mọc xếp lợp, dài 4-5mm; hoa có 5 cánh đài không đều, 5 cánh hoa rất nhẵn; nhị 10 đều, chỉ nhị nhẵn; bầu nhẵn có lông.
Lá lụa là cây gỗ ưa sáng, ưa ẩm, có thể chịu được ngập úng theo mùa (kể cả nước mặn). Vì thế, thường thấy cây mọc ở bờ suối, bờ kênh rạch hoặc ở nơi đất trũng trong thung lũng. Chưa thấy cây mọc ở rừng kín thường xanh. Với sức sống mãnh liệt loại cây này còn vươn rất cao.
Đặc biệt, cây ra hoa quả hàng năm, quả già có thể tồn tại đến tận đầu mùa hoa năm sau. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt hoặc khi cây còn nhỏ nếu bị chặt có thể tái sinh cấy chồi. Cây lá lụa có thể trồng ở ven ao hồ làm cảnh, gỗ làm nhà cửa hoặc sử dụng trong xây dựng.
Ở Việt Nam, nhân dân chỉ dùng lá và dầu hạt cây lá lụa để chữa ghẻ và các bệnh lở loét ngoài da.
Cây đọt mọt có sức sống rất mạnh mẽ, không cần chăm sóc mà vẫn phát triển tốt, là cây hoang dại nên rất ít sâu bệnh. Chính vì lý do này mà lá rau đọt mọt đảm bảo sạch 100%, rất được ưa chuộng trên thị trường
Trước đây loại rau này ít ai "ngó" tới nhưng mấy năm gần đây lá đọt mọt được biết tới nhiều hơn, thành đặc sản có hương vị lạ lẫm được các du khách và người dân ở thành phố "săn lùng" để thưởng thức. Nắm bắt thị trường, một số hộ dân ở Tây Ninh cũng trồng cây đọt mọt để hái lá và đọt non để bán cho thương lái.
"Lá đọt mọt chua thanh nhẹ, thêm chút chát chát làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Bây giờ lá đọt mọt còn được sử dụng làm rau sống để gói trong các món bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh, bánh xèo miền Tây, hầu như ai ăn món này cũng sẽ bắt gặp lá đọt mọt. Dù được ăn kèm với nhiều loại rau khác cùng lúc, nhưng lá đọt mọt vẫn nổi bật lên các vị chua chua, chát chát vương lại trong cổ họng", anh Hải - chủ một nhà hàng ở Tây Ninh chia sẻ.
Không chỉ ở Việt Nam loại cây "độc đáo" này có nhiều ở khu vực Đông Á, các nước Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào...
Gợi ý bài thuốc dân gian chữa ghẻ, bệnh lở loét ngoài da từ cây lá lụa
- Nguyên liệu: Lá cây lá lụa khô: 20g; Sữa bò: 200ml; Mật ong: 2 muỗng canh.
- Phơi khô lá cây lá lụa và tán nhỏ.
- Nấu lá cây lá lụa với sữa bò đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt.
- Trộn hỗn hợp trên với mật ong.
- Bôi bằng hỗn hợp này lên vùng da bị ghẻ hoặc lở loét do bệnh phong và các bệnh ngoại da khác.
Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đông y nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
* Thông tin mang tính chất tham khảo!
Trúc Chi (t/h)