Luộc khoai lang không cần nước, cho lá này vào khoai chín bở,thơm lừng

Luộc khoai lang không cần nước, cho lá này vào khoai chín bở,thơm lừng

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 6, 04/03/2022 07:00

Luộc khoai lang rất đơn giản, tuy nhiên cách luộc không cần dùng nước mà khoai vẫn bùi bở, thơm ngon lại giữ được nhiều dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.

Khoai lang là thực phẩm được nhiều người ưa thích vì có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ và dễ ăn, dễ chế biến. Sử dụng khoai lang đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene phong phú. Trong khoai lang có carotenoid, một chất chống oxy hóa giúp gan chuyển đổi beta-carotene tiêu thụ thành các loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe.

Lượng beta-carotene đủ để tạo ra các rào cản niêm mạc ngăn vi khuẩn và chất độc trong môi trường xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại nhiễm trùng và có hệ thống miễn dịch hoàn thiện hơn.

Đời sống - Luộc khoai lang không cần nước, cho lá này vào khoai chín bở,thơm lừng

Khoai lang có chứa nhiều beta-carotene. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, beta-carotene chứa nhiều trong khoai lang sau khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A với lượng gấp đôi bổ sung sự thiếu hụt vitamin A của cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ làm cho thị lực giảm, khả năng nhìn kém. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A giúp hỗ trợ giảm các vấn đề về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc…

Khoai lang còn rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vết loét dạ dày và ruột, điều trị hội chứng ruột kích thích nhờ chứa các chất chống ôxy hóa. Ngoài ra, chất xơ trong khoai lang tạo môi trường để vi khuẩn có lợi trong ruột kết phát triển và giữ cho các tế bào niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh.

Một lợi ích nữa của khoai lang là giúp duy trì cân nặng. Do chứa ít calo nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng khoai lang trong các bữa ăn hàng ngày mà không lo bị tăng cân. Khoai lang chứa một lượng chất xơ có thể lên men và hòa tan nên sẽ giúp cơ thể có được cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng tự nhiên. Các chất xơ trong đó có pectin sẽ giúp giảm lượng thức ăn hiệu quả và làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể.

Đặc biệt khoai lang rất an toàn với người bệnh đái tháo đường vì nó có chỉ số đường huyết thấp. Khoai lang giải phóng đường trong máu chậm hơn các thực phẩm giàu tinh bột khác từ đó giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm tình trạng kháng insulin. Ngoài ra khoai lang còn chứa magiê và hàm lượng cao chất xơ giúp hỗ trợ quản lý, kiểm soát và phòng bệnh đái tháo đường.

Nói chung, một số lợi ích sức khỏe hàng đầu của khoai lang bao gồm: Tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, duy trì cân nặng, hỗ trợ sức khỏe của mắt và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Bạn có thể ăn khoai lang nướng, luộc, nghiền hoặc làm nguyên liệu trong các công thức nấu ăn khác nhau để có thể cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó luộc là cách phổ biến và đơn giản nhất.

Thông thường khi luộc khoai lang mọi người đều sử dụng nước, tuy nhiên một “mẹ đảm” đã chia sẻ cách luộc không cần dùng nước mà khoai lại thơm ngon và giữ được nhiều chất dinh dưỡng.

Cụ thể, theo chia sẻ từ tài khoản Facebook có tên Đặng Kim, các bạn nên sử dụng nồi sứ dưỡng sinh để luộc khoai lang không cần nước và có thể làm theo hướng dẫn dưới đây.

Nguyên liệu:

-1 kg khoai lang

-1 nắm lá dứa

Cách làm:

- Lá dứa rửa sạch. Xếp lá dứa vào lót dưới đáy nồi sứ nhưng nhớ để lại một ít và bó thành cuộn để đặt lên trên khoai lang.

Đời sống - Luộc khoai lang không cần nước, cho lá này vào khoai chín bở,thơm lừng (Hình 2).

- Khoai lang rửa sạch, cho vào nồi rồi đặt cuộn lá dứa bên trên. (Lưu ý: Không để ráo nước khoai và lá dứa, phải giữ độ ẩm mới không bị khét và cháy nồi).

Đời sống - Luộc khoai lang không cần nước, cho lá này vào khoai chín bở,thơm lừng (Hình 3).
Đời sống - Luộc khoai lang không cần nước, cho lá này vào khoai chín bở,thơm lừng (Hình 4).

Ảnh: Facebook Đặng Kim.

- Đậy nắp nồi sứ lại cho lên bếp và bật lửa, lúc này nên để lửa to (khoảng 5 phút). Khi thấy nồi tỏa nhiệt thì giảm lửa nhỏ mức thấp nhất, đun thêm khoảng 25 phút, mở nắp ra kiểm tra xem khoai đã chín chưa bằng cách thử dùng đũa lúc cắm vào khoai. Nếu thấy đũa dễ dàng xuyên qua thì có nghĩa là khoai đã chín. Cuối cùng, tắt bếp, đậy nắp lại khoảng 5 phút cho khoai chín hoàn toàn và thưởng thức nóng.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.