Mắc bệnh bạch hầu có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày

Thứ 2, 02/10/2023 | 09:27
0
Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 – 10 ngày.

Mới đây, Bộ Y tế đã ghi nhận 32 ca nhiễm/nghi ngờ nhiễm ở Mèo Vạc, Hà Giang, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong. Vậy người dân cần phải làm gì để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này?

Theo ĐDCKI Hà Thị Thanh Hoa, Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Thời gian ủ bệnh và phương thức lây truyền

Ổ chứa vi khuẩn nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. Người bệnh đã có thể đào thải vi vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, hoặc cũng có thể từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần; hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mạn tính kéo dài trên 6 tháng.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:

- Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh Bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.

- Trẻ em và người lớn chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ:

0 – 2 tuổi: tiêm 4 mũi 5-trong-1 hoặc 6-trong-1 giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm trong đó có Bạch hầu

4 – 6 tuổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc tiền học đường

9 – 17 tuổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc tuổi thanh thiếu niên

Người lớn: tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó để duy trì hệ miễn dịch, bảo vệ tối ưu.

- Người đi du lịch đến vùng dịch tễ.

- Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh.

- Trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch.

- Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng – 1 tuổi. Nếu không được tiêm vắc xin, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết

Tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2, 3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, những bệnh nhân này có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc có thể gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn có thể gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng những trường hợp này rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.

Biến chứng khôn lường của bệnh bạch hầu

Biến chứng thường gặp nhất ở bệnh là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao. Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì những biến chứng khác.

Liệt màn khẩu cái (màn hầu) là một biến chứng khác có thể gặp ở bệnh bạch hầu, thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh.

Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả liệt cơ hoành. Ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp.

Bệnh có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh đối với sản phụ là khoảng 50%, một phần ba trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu có thể cải thiện tỷ lệ sống sót và mang thai, nhưng biến chứng vẫn cần được điều trị kéo dài.

Tỷ lệ tử vong của bệnh thường vào khoảng 5% – 10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Phương pháp phòng ngừa

Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc-xin. Hiện nay tại Việt Nam không có vắc-xin đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vắc-xin những vắc-xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.

DIỆU THU

Bộ Y tế đề xuất công bố hết dịch Covid-19 thuộc nhóm A

Thứ 4, 27/09/2023 | 19:50
Bộ Y tế thông tin đã xây dựng kế hoạch kiểm soát, hướng dẫn giám sát, điều trị liên quan đến dịch Covid-19 để các địa phương thực hiện khi công bố hết dịch Covid.

Bộ Y tế công bố chương trình vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt

Thứ 3, 26/09/2023 | 22:30
Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc, dược liệu quý, hiếm.

Ghi nhận 2 ca đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây

Thứ 3, 26/09/2023 | 13:22
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ để xác định nguồn lây nhiễm.
Cùng chuyên mục

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Hi hữu: Bé gái 4 tuổi nhập viện với cây bút còn ghim trong đầu

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:40
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á-Tây Ninh cho biết đơn vị vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp cho một trường hợp bị tai nạn sinh hoạt rất nguy hiểm.

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bác sĩ Huế khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho người dân Hà Tĩnh

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:47
Bệnh viện Trung ương Huế sẽ phối hợp với các bệnh viện ở Hà Tĩnh để khám sàng lọc và mổ tim miễn phí cho bệnh nhân trên địa bàn.
     
Nổi bật trong ngày

Khúc gỗ “sần sùi” nhưng từng được rao bán đến 10 tỷ đồng ở Hà Nội

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Có dáng vẻ bên ngoài sần sùi, đơn điệu chẳng có gì đặc biệt, nhưng nhiều khách hàng ngỡ ngàng khi biết khúc gỗ này được rao bán với giá lên đến 10 tỷ đồng.

Ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:30
Tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Thứ quả xưa “rụng thối gốc” nay thành đặc sản mùa hè, 90.000 đồng/kg

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:25
Trước đây loại quả này chín đỏ nhưng không mấy ai ngó ngàng. Những năm gần đây, thứ quả dại này lên đời thành đặc sản, được nhiều người tìm mua để thưởng thức.