"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 4, 11/09/2024 06:59

Nhiều bà con kiếm sống ở vùng ven sông Hà Nội được khẩn trương di dời ngay trong đêm, trước khi mực nước sông Hồng dâng cao gây ngập úng.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây nguy cơ ngập úng sâu tại những khu vực ven sông như Phúc Xá, Phúc Tân, Bồ Đề. Nhằm hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra, quận Ba Đình, Hà Nội đã khẩn trương có phương án di dời các hộ dân ngay trong đêm ngày 10/9.

Ngay từ 19h ngày 10/9, những người dân tại xóm trọ phường Phúc Xá đã lần lượt đến tạm trú ở Trung tâm GDNN-GDTX (cơ sở 2) tại 67 Phó Đức Chính, Ba Đình. Tại đây, bà con được phát các nhu yếu phẩm cần thiết, chăn gối và theo dõi tình trạng sức khoẻ.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, đây phần lớn đều là những người lao động thu nhập thấp, người cao tuổi, sinh viên ở các tỉnh thành khác đến Hà Nội sinh sống và học tập.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 1.

Địa điểm tiếp nhận người dân di dời

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 2.

Các chuyến xe lần lượt chở bà con đến nơi an toàn.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 3.

Người dân khai thông tin tại địa điểm tiếp nhận.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 4.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 5.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 6.

Phần lớn bà con di dời đến đây đều là người già, người có thu nhập thấp tại khu vực bãi Phúc Xá.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 7.

Ánh mắt sáng lên niềm vui và sự an tâm, chia sẻ với Người Đưa Tin, cụ Ba (75 tuổi, trú tại gần khu vực chợ Long Biên) bày tỏ: "Ngay từ chiều tôi đã được nghe thông báo phải di dời, may sao được mọi người đưa đến chỗ trú an toàn. Ở nhà cũng không có tài sản gì nhiều nên tôi chỉ mang vài bộ quần áo. Con trai tôi vẫn đang phải đi làm nên việc di chuyển đều được các cháu giúp đỡ".

Cụ Ba (75 tuổi, trú tại gần khu vực chợ Long Biên) an tâm khi được di dời đến nơi an toàn.

Còn bà Vũ Thị Dung (Tân Ấp, Phúc Xá) vẫn khá lo lắng khi tuổi đã cao, việc di chuyển ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ: "Tôi sống một mình cùng mọi người trong xóm trọ, xa quê lâu năm nên cũng không có nơi nào để về. Bình thường chỉ quanh quẩn từ nhà ra chợ do tuổi cao, tôi mong sớm khắc phục được lũ để trở về an tâm nghỉ ngơi".

Để đảm bảo an toàn, quận Ba Đình đã huy động các lực lượng dân quân, cán bộ phụ trách các phường Trúc Bạch và phường Phúc Xá, đội ngũ y tế, đoàn viên để hỗ trợ bà con di chuyển, sắp xếp chỗ ngủ.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 8.

Đoàn viên hỗ trợ sắp xếp chỗ ngủ cho bà con.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 9.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 10.

Lực lượng hỗ trợ thăm hỏi tình hình sức khoẻ, động viên người dân an tâm trước ảnh hưởng của cơn bão.

Trao đổi với Người Đưa Tin, đại diện phường Trúc Bạch phụ trách tiếp nhận người dân đến tạm trú thông tin: "Người dân di chuyển đến đây chủ yếu sống ở khu vực bãi Phúc Xá với khoảng hơn 100 người. Việc di dời sẽ diễn ra trong đêm nay, chậm nhất là đầu giờ sáng mai phải xong để đảm bảo an toàn.

Ngoài chỗ ngủ, chúng tôi cũng huy động hỗ trợ chăn gối, đồ dùng cá nhân, thực phẩm từ các đơn vị để cung cấp cho bà con".

Để đón tiếp người dân tạm trú, phường Trúc Bạch chuẩn bị khoảng 15 phòng, mỗi phòng dự kiến 20-30 người và các suất cơm đủ 3 bữa cho mọi người.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 11.

Chị Phạm Thu Phương – Bí thư Quận đoàn Ba Đình gửi tới bà con các nhu yếu phẩm cần thiết.

"Mái ấm" chào đón người lao động nghèo vùng ngập úng- Ảnh 12.

Là lực lượng có mặt từ sớm, các đoàn viên quận Ba Đình đã gửi nhiều phần quà hỗ trợ bà con trong quá trình ăn, ở tại khu di dời.

Chị Phạm Thu Phương – Bí thư Quận đoàn Ba Đình cho biết: "Ngay sau khi nhận thông tin người dân di dời, chúng tôi đã nhanh chóng lên phương án hỗ trợ.

Hiện, lực lượng đoàn viên 2 phường Phúc Xá và Trúc Bạch đảm nhận vai trò ứng trực hỗ trợ di dời hộ dân và đón tiếp bà con tại địa điểm tập trung, giúp người dân ổn định sinh hoạt trong những ngày tránh ngập úng".

Ngoài đóng góp về sức lực, Quận đoàn Ba Đình cũng huy động xã hội hoá để hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết để phục vụ người dân an tâm tại nơi di dời.

Theo báo cáo của UBND phường Phúc Xá, qua thống kê, có 4.585 người về quê hoặc nhà người thân, 2.000 người ở lại trông nhà và 200 người cần tạm trú. Nếu chuyển sang cấp độ 3 sẽ ảnh hưởng đến toàn địa bàn phường với 23.000 dân, trong đó, có 16.200 người về quê hoặc nhà người thân, 6.000 người ở lại trông nhà và 800 người cần tạm trú.

Từ trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phường Phúc Xá đã tuyên truyền, cảnh báo, yêu cầu người dân đang canh tác tại khu vực bãi giữa sông Hồng và sinh sống ở khu vực bờ sông chủ động di dời người và tài sản lên bờ để đảm bảo an toàn.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.