Mãn nhãn với những món đồ hiệu của "dân chơi" Việt thời bao cấp

Mãn nhãn với những món đồ hiệu của "dân chơi" Việt thời bao cấp

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 2, 29/06/2020 07:30

Ngày nay, khi mà công nghiệp, thời trang phát triển như vũ bão, mỗi người có thể lựa chọn cho mình những món đồ tùy theo sở thích thì vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, các tay chơi đều thích đeo cùng một loại đồng hồ, mặc chung một loại quần áo, “cưỡi” cùng một kiểu xe. Những món đồ “huyền thoại” đó đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho cả một giai đoạn lịch sử.

Mũ cối Trung Quốc

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp

Phong cách ăn mặc của người dân thời bao cấp chịu ảnh hưởng khá nhiều từ y phục nhà binh, tiêu biểu nhất là sự hiện diện của chiếc mũ cối. Mũ cối được yêu thích bởi khi đội lên thoáng mát, không gây bí bức, lại cứng và bền vượt trội. Đặc biệt, vào những năm 80, giá một chiếc mũ cối Trung Quốc (loại có lòng mũ màu vàng) có thời điểm lên tới gần 2 chỉ vàng.

Quần bò Thái

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 2).

Muốn có được chiếc quần bò Thái các dân chơi ít nhất cũng phải chi ra 2 chỉ vàng. Còn đối với những mẫu cầu kỳ, kiểu cách hơn, nhiều đại gia không tiếc vung ra số tiền lên đến 4 chỉ.

Áo phi công, áo Liên Xô, áo Nato

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 3).

Ngoài mũ cối, các loại áo mang phong cách nhà binh cũng rất được ưa chuộng và chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể sở hữu. Áo khoác phi công Mỹ thì bền, có khả năng chống nước. Áo bay của Liên Xô thì nhẹ,mỏng và chắc chắn. Áo khoác Nato lại có thiết kế rất thời trang.

Dép đúc, dép nhựa Tiền Phong, dép lào

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 4).

Trong thời buổi khi mà guốc mộc, dép cao su xỏ bốn quai là chủ yếu thì những chiếc dép đúc được coi là một loại dép thể hiện đẳng cấp của dân chơi sành điệu.

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 5).

Tuy nhiên chỉ các “dân chơi phố huyện” mới mang dép đúc. Còn với dân sành thời trang ở Hà Nội và các thành phố lớn thì dép nhựa nhãn hiệu Tiền Phong màu trắng đục mới đúng là mốt.

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 6).

Sau chiến tranh, dép Lào lại được xem là thời thượng. Đế dép càng dày thì càng khẳng định được đẳng cấp chủ nhân.

Đồng hồ Poljot, đồng hồ Seiko

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 7).

Một trong những món đồ công nghệ được giới nhà giàu khát khao sở hữu là chiếc đồng hồ Poljot xuất xứ từ Liên Xô ( thường được đọc với cái tên dân dã là “Pôn-dốt”).

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 8).

Nhưng sau đó là quãng thời gian “làm mưa làm gió” của đồng hồ Seiko đến từ Nhật Bản. Thời đó, những chiếc đồng hồ với vẻ ngoài bóng bẩy, sang trọng, có khả năng chạy tự động, lại hiện cả thứ, ngày, tháng là món đồ thời trang rất được ưa chuộng, giống như điện thoại Iphone ngày nay. Đồng hồ Seiko nổi tiếng đến mức xuất hiện câu “ca dao”: “Một yêu anh có Seiko, hai yêu anh có Peugeot cá vàng... ”.

Xe đạp Favorite

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 9).

Ở cái thời mà xe đạp còn là cả một niềm mơ ước, một tài sản có giá trị với nhiều người thì xe Favorite (một loại xe đạp của Tiệp Khắc cũ) xứng đáng đứng ở vị trí hàng đầu đối với những tay chơi hàng hiệu. Vì là “xế sang” nên xe đạp thời đó phải có biển số, được quản lý bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng. Thậm chí sở hữu một chiếc xe đạp Favorite còn “oai” hơn đi ô tô bây giờ.

Xe máy Peugeot, Babetta

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 10).

Là “vua” trong đế chế xe đạp nhưng so về đẳng cấp, xe Favorite còn kém xe máy Peugeot một bậc. Xe Peugeot (còn được gọi là xe Lơ) đã đi vào câu nói truyền miệng của người dân ngày ấy một cách rất hóm hỉnh “Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”. Cho đến bây giờ, đây vẫn là mẫu xe được giới chơi xe cổ ưa chuộng, giá của chúng có thể lên đến vài ngàn USD.

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 11).

Babetta, thương hiệu xe máy lừng lẫy của Tiệp Khắc cũng được xem là xe sang với giới "quý tộc" Việt thời bấy giờ.

Xe Simson

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 12).

Thời bao cấp, ai cũng mong muốn được sở hữu một chiếc Simson (thương hiệu xe máy nổi tiếng và phổ biến của Đông Đức) vì chiếc xe này mang lại cho họ cái mác giàu có và “Tây học”. Simson đã trở thành chiếc xe trong mơ của rất nhiều người vì tính khan kiếm và đắt đỏ. Ngày đó, lướt trên Simson chẳng khác nào “cưỡi xế hộp” giá bạc tỷ ngày nay.

Chiếc Honda Cub

Dân sinh - Mãn nhãn với những món đồ hiệu của 'dân chơi' Việt thời bao cấp (Hình 13).

Chiếc Honda Cub đầu tiên xuất hiện vào năm 1958 và khi vào nước ta, nó đã “thống trị” đường phố Việt Nam gần nửa thế kỷ. Có nhiều người thời đó đi lao động ở nước ngoài chỉ để cuối cùng có thể gửi về cho gia đình một chiếc xe Cub đáng giá. Những năm 1990, nhà nào có một chiếc Cub trong nhà là cả một gia tài lớn. Nói về sự nổi tiếng của loại xe này, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng phải thốt lên bằng những vần thơ dí dỏm: “Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe Cub Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa”.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.