Tình hình dịch Covid -19 ngày càng diễn biến phức tạp. Ngoài biện pháp chống nhiễm bệnh thì tăng cường sức đề kháng là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Một cốc nước mật ong chanh sả vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn và gia đình bạn.
Công dụng của củ sả
Ăn sả thường xuyên giúp giải độc: Củ sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn nên sẽ giúp giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang. Đồng thời, sả cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu.
Uống nước sả thường xuyên giúp hạ huyết áp: Sả có tinh chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và tốt cho những người mắc các vấn đề về huyết áp. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên uống một cốc nước sả để giúp làm giảm huyết áp.
Uống nước sả giải độc rượu rất nhanh: Những người say rượu nặng khi uống nước sả vào sẽ nhanh chóng tỉnh táo, đỡ mệt mỏi, nhức đầu. Cách đơn giản là bạn có thể dùng một bó sả giã nát nấu với nước lọc, sau đó gạn lấy một chén nước.
Sả tác dụng tốt cho hệ thần kinh: Tinh dầu sả có tác dụng giúp hệ thần kinh được sảng khoái, thông kinh lạc, giảm căng thẳng, mệt mỏi đau đầu, chóng mặt, rất tốt cho những người hay lo nghĩ. Có thể uống hoặc xông hơi đều được.
Sả có công dụng tốt trong làm đẹp: Sả cũng giúp đốt chất chất béo, giảm lượng calo trong thức ăn, giúp không tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. Bạn có thể kết hợp sả trong bữa ăn hàng ngày hoặc làm nóng tinh dầu sả để massage các vùng tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể như: Đùi, bụng… giúp giảm cân và mỡ thừa hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn có thể uống nước mỗi ngày với 1 chút sả hoặc sử dụng tinh dầu xả để massage da mặt để cải thiện làn da.
Cách nấu nước sả tăng sức đề kháng phòng chống bệnh
Nguyên liệu: (dùng cho 4 người)
4 quả chanh (không hạt)
10 cây sả
1 củ gừng (nặng khoảng 100 gam)
300 gam đường phèn
Một ít muối
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chanh: rửa sạch sau đó cắt thành một vài lát mỏng để trang trí cho đẹp mắt, phần còn lại sẽ vắt lấy nước.
Sả: bỏ hết phần lá xanh sau rửa sạch rồi đập dập và cắt thành từng khúc nhỏ.
Gừng: rửa sạch, cạo vỏ sau đó đập dập rồi thái thành miếng bằng khoảng ½ đốt ngón tay.
Bước 2: Nấu nước chanh sả gừng
Đầu tiên, ta cần đun khoảng 2 lít nước, khi nước bắt đầu sôi hãy cho sả, gừng, 300 gam đường phèn và ½ thìa muối nhỏ rồi đun thêm khoảng 5 phút.
Khi đun xong, để khoảng 30 phút cho nước nguội rồi vớt sả, gừng ra ngoài rồi lọc nước sả, gừng để cho hết cặn.
Sau khi nước đã nguội hẳn, chúng ta cho nước cốt chanh vào sau đó khuấy đều rồi thưởng thức. Nếu là một người thích uống lạnh, bạn cũng có thể cho thêm đá vào để uống hoặc để vào tủ lạnh rồi thưởng thức sau.
Lưu ý: Mặc dù uống nước sả rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên uống quá nhiều bởi vì nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ đó là không tốt cho dạ dày nếu uống vào lúc đói hoặc sẽ bị nóng trong nếu như uống quá nhiều.
Trước khi uống bạn có thể cho thêm thìa mật ong cho có vị thơm ngọt.
Trúc Chi (t/h)