Là bà nội trợ, chắc chắn bạn luôn mong có được những bữa cơm thơm ngon, hấp dẫn cho gia đình. Dưới đây là những mẹo hay giúp nồi cơm thơm dẻo, bữa ăn nhà bạn thêm đầm ấm:
Thêm viên đá vào nồi cơm trước khi nấu
Sau khi vo gạo xong và đổ nước vào vào nồi, bạn nên bỏ thêm 2 đến 3 viên đá và để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu.
Đá có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, làm tăng độ dẻo của gạo hơn. Bỏ đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong để cơm có mùi vị thơm ngon hơn.
Dùng nước trà nấu cơm
Đây lầ cách giúp gạo thơm, cơm có màu sắc bắt mắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách thực hiện: Chuẩn bị 0,5 – 0,7g lá trà, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 – 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước trà đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.
Cho dầu ăn/mỡ động vật vào cơm
Khi nấu cơm, nếu ta nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm. Mẹo nhỏ này sẽ khiến cơm không những thơm, tơi, mềm mà còn đảm bảo cho nồi không bị cháy.
Cho giấm vào cơm
Khi nấu cơm vào mùa hè, cứ 1,5kg gạo cho vào 2 – 3ml giấm ăn hoặc nước chanh. Giấm sẽ làm cho cơm trắng, không dễ bị thiu hay bị chua.
Cho thêm muối
Nếu cho thêm chút muối khi nấu cơm sẽ giúp cho cơm lâu thiu hơn. Thậm chí ngay cả khi thời tiết nắng nóng, muối vẫn có thể bảo quản cơm mà không cần bỏ vào tủ lạnh.
Ngoài ra, khi hấp lại cơm nguội, cho thêm một ít nước muối có thể loại bỏ mùi vị khác lạ ở cơm nguội.
Thêm yến mạch vào cơm
Mặc dù là một loại lương thực phụ nhưng yến mạch lại rất giàu protein và xenlulozo. Bởi vậy, việc thêm một chút yến mạch vào cơm không chỉ làm cơm thơm ngon hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số lưu ý khác để có nồi cơm ngon:
-Vo gạo: Đầu tiên, nên vo gạo nhẹ nhàng qua rá để loại bỏ trấu, sạn. Sau khâu này nên để gạo ráo một lúc trước khi nấu. Nhiều người thường áp dụng phương pháp của người Nhật là ngâm gạo khoảng 30 phút đến một tiếng rồi mới nấu. Tuy nhiên với gạo Nhật, gạo nâu hoặc gạo nếp ngâm nước sẽ giúp nó chín đều, còn gạo ăn thường ngày của người Việt nhỏ, ngâm nước lâu sẽ bị nát, lúc nấu lên sẽ nhạt cơm. Cách khoa học nhất là, sau khi vo gạo xong thì để nó ngoài không khí cho thật ráo.
- Đo lượng nước thích hợp cho lượng gạo trong nồi. Cần lưu ý, lượng nước cho gạo dẻo và gạo khô không hề giống nhau, cũng giống như gạo mới và gạo cũ. Nếu bạn dùng gạo cũ, gạo khô thì cần cho thêm chút nước. Muốn cơm ngon, hãy nấu trong một chiếc nồi rộng để hạt cơm có không gian được nở đều.
- Đảm bảo điện mạnh, đều: Trước khi nấu, phải lau sạch lòng nồi, xoay nhẹ để đảm bảo đáy rồi tiếp xúc hết với mâm điện. Đóng nắp, cắm điện, bật công tắc nấu. Nấu cơm khi điện mạnh sẽ chín ngon hơn nếu điện yếu, vì thế vào thời gian nấu cơm hãy tắt bớt các thiết bị điện trong nhà.
- Chờ cơm chín thêm 10-15 phút sau khi nồi bật nút: Khi nồi cơm báo nấu xong và chuyển sang chế độ giữ ấm, thường lúc này đã có thể ăn được rồi, nhưng bạn nên để nồi cơm ở chế độ giữ ấm thêm một lúc nữa mới được ăn, thường cần 10-15 phút. Yếu tố này sẽ quyết định cơm của bạn được ráo, chín dừ hơn. Khi ăn thì đảo đều lên.
Hùng Lâm (Tổng hợp)