Liếm môi: Khi cảm thấy đôi môi khô và nứt nẻ, phản xạ của bạn sẽ là liếm môi, việc này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi.
Mất nước: Môi không chứa các tuyến tạo dầu như da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc.
Thói quen thở bằng miệng khi ngủ: Khi ngủ thường xuyên há miệng khiến cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn và làm môi khô nhanh chóng.
Kem đánh răng: Nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate, thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ.
Kích ứng môi: Các axit trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng môi, khiến môi bạn cảm thấy khó chịu.
Thiếu dinh dưỡng: Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ “ghé đến”, nhất là khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B2 khiến cho môi của bạn không chỉ bị lột da, mà còn gay ngứa ngáy.
Do một số bệnh lý: Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và trở nên nứt nẻ. Bệnh tuyến giáp và vẩy nến cũng có thể gây khô môi
Trúc Chi (t/h)