Một tháng, các lãnh đạo sở phải họp 286 cuộc

Một tháng, các lãnh đạo sở phải họp 286 cuộc

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 5, 16/11/2017 16:36

93 triệu người dân nhưng phải “nuôi” tới 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức. Bộ máy cồng kềnh này còn mắc “căn bệnh nan y” là họp hành kém hiệu quả.

Đó là ý kiến của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng trong hội thảo "Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy" vừa diễn ra hôm qua (15/11).

Xã hội - Một tháng, các lãnh đạo sở phải họp 286 cuộc

TS. Trần Đình Thiên.

Tờ Dân trí đăng ý kiến của vị chuyên gia này: "Dân số Việt Nam hiện là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức, cộng với số người hưu trí, người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước là khoảng 7,5 triệu người. Toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số".

Ông Thiên dẫn chứng: Tại TP.HCM, sở Kế hoạch và Đầu tư có 4 người trong ban Giám đốc, lãnh đạo Sở. Trong 7 tháng đầu năm 2017, Sở phải dự hơn... 2.000 cuộc họp. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, từ đầu năm đến tháng Tám: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc và lãnh đạo phòng ban, cán bộ chủ chốt của Sở phải dự hơn 1.500 cuộc họp.

Một phường ở quận 1: UBND phường có 3 lãnh đạo, bình quân mỗi lãnh đạo họp 2 cuộc/ngày, có ngày cả 3 lãnh đạo cùng đi họp ở quận. “Nhận giấy mời họp của cấp trên thì không thể không đi, nhưng đi hết thì ở phường không còn lãnh đạo trực, giải quyết công việc. Nếu cử chuyên viên đi họp thay thì quận phê bình”, ông Thiên nói.

 “Họp nhiều thì không thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Cũng vì tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc dẫn đến tiến độ chậm, làm phát sinh thêm họp hành”, vị chuyên gia này phát biểu.

Ông Thiên cho rằng: Bộ máy của chúng ta tồn tại thực trạng: Thừa người nhưng không rõ chức năng, thiếu quyền, ít chịu trách nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Việt Nam lắm cấp phó, Việt Nam bàn nhiều về “ghế”, về biên chế, mà ít bàn về cơ chế, chức năng bộ máy – yếu tố quyết định cơ cấu nhân sự.

“Mỗi bộ ở Việt Nam có 5-7 thứ trưởng mà lúc nào cũng “đầu tắt mặt tối”. Ở các nước phát triển, bộ chỉ có một, thậm chí không có thứ trưởng mà công việc vẫn chạy trơn tru. Vấn đề là ở thể chế vận hành", ông Thiên nêu.

Nguyễn Thành (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.