Năng lực sinh viên cần có để thích nghi với biến đổi của thị trường lao động

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 29/10/2024 00:37

Theo các chuyên gia, luôn có khoảng cách nhất định giữa đào tạo trong trường và đi làm, vì vậy nếu không có kỹ năng học tập, sinh viên rất khó thành công.

Ngày 28/10, tọa đàm với chủ đề: "Định hình tương lai: Học hỏi, Thích nghi, Dẫn dắt" đã được diễn ra, nhằm giúp các bạn sinh viên cập nhật xu hướng thị trường, đồng thời trả lời câu hỏi phải học tập như thế nào và làm gì để thích nghi với bối cảnh việc làm mới.

Đánh giá về tương lai việc làm, ông Nguyễn Việt Long - Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam cho biết theo dự báo của diễn đàn kinh tế thế giới giai đoạn 2023 - 2027 23% việc làm trên thế giới sẽ bị thay đổi do công nghệ, bền vững, địa chính trị. Theo đó, 12,3% công việc sẽ mất đi, 10,2% sẽ là công việc mới.

"Chưa bao giờ thị trường lao động thay đổi nhanh như bây giờ, và trong tương lai nó sẽ còn thay đổi mạnh mẽ", ông Long bày tỏ.

Cùng với sự biến đổi của mô hình việc làm, thì doanh nghiệp cũng đang thay đổi yêu cầu về năng lực đối với người lao động. Ở đây, theo ông Long sinh viên khi ra nhập thị trường lao động cần lưu ý là ngoài kiến thức, kỹ năng học ở trường ra phải trau dồi thêm một số kiến thức và kỹ năng thị trường đang đòi hỏi. 

Cụ thể, đó là các kỹ năng liên quan đến công nghệ số, AI là rất quan trọng. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến rèn luyện tư duy phản biện, khả năng tương tác, trí thuệ cảm xúc.

Năng lực sinh viên cần có để thích nghi với biến đổi của thị trường lao động- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Việt Long - Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Long dù thị trường lao động có thay đổi, nhưng điều quan trọng nhất để các sinh viên ra trường có thể thành công đó là sự kiên định.

"Qua quan sát của tôi trên thị trường lao động, tôi thấy được khi chọn một chuyên ngành rồi phải kiên định với nó, nghiên cứu sâu về nó. Không nên vì áp lực đồng trang lứa, thấy cái này cái họ hay hơn thì thay đổi. Đừng vội vàng chạy theo trào lưu, hãy tự tin, kiên định, đào sâu một con đường mình đã chọn để trở thành người chuyên nghiệp", ông Long bày tỏ.

Trước những yêu cầu trên, tọa đàm cũng đặt ra câu hỏi về việc dạy và học, đặt mục tiêu tương lai, trong bối cảnh việc làm mới?

Chia sẻ với các em học sinh, PGS.TS Bùi Đức Thọ - Chủ tịch Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: "Học tốt, không chỉ là nhớ được nội dung thầy cô đã giảng mà còn phải hiểu, luôn đặt ra câu hỏi tại sao, tự hỏi mình đã hiểu chưa, thực tiễn sẽ diễn ra thế nào. Tự soi chiếu bản thân giúp chúng ta hiểu sâu hơn bản chất vấn đề".

Năng lực sinh viên cần có để thích nghi với biến đổi của thị trường lao động- Ảnh 2.

Các diễn giả chia sẻ về bí kíp lựa chọn mục tiêu cho các sinh viên chuẩn bị tham gia thị trường lao động.

Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng, luôn tồn tại những khoảng cách nhất định giữa đào tạo trong trường và đi làm. Khi đi làm, để vươn lên trong tổ chức phải có sự cầu thị trong công việc, chuyên cần để thực hiện tốt nhiệm vụ, có trách nhiệm trong công việc và đến cùng là kết quả.

Đào tạo trong nhà trường là đạt các chuẩn đầu ra phổ biến. Sinh viên mới ra trường, được tuyển dụng có thể đáp ứng các yêu cầu ban đầu, nhưng sau đó cũng rơi rụng đi, chưa phát triển được. Muốn phát triển một lực lượng kế cận chuyên nghiệp cần những đòi hỏi khắt khe về tính tính trách nhiệm, làm sao mình có trách nhiệm với doanh nghiệp mình đang làm như với chính bản thân.

"Vào thương trường, vào công việc thầy mong muốn các em vẫn phát huy được năng lực chuyên môn của nhà trường, nhưng có thêm tinh thần cầu thị, cởi mở, nỗ lực, có trách nhiệm để không chỉ riêng mình làm việc tốt mà còn tạo ra một môi trường đáng làm việc ở tổ chức của các em. Đó sẽ là các yếu tố cần thiết để nhà tuyển dụng ghi nhận, trao cho chúng ta cơ hội phát triển trong tương lai", PGS.TS Bùi Đức Thọ bày tỏ.

Còn theo ông Trần Phú Sơn – Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam học chính là thứ kiến thức cốt lõi chúng ta đang làm trên ghế nhà trường.

Tuy nhiên, ở đây, ngoài học cần có cả biết thêm cái mới, là thông tin cập nhật, những kiến thức bồi đắp thêm trên nền tảng mà chúng ta đã có được.

Ông Trần Phú Sơn chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng sự học của chúng ta cũng như cuốn sách giáo khoa, đầu tiên là phải có nền tảng ban đầu, sau đó phải tiếp tục cập nhật quyển sách đó: kiến thức mới, kỹ năng mới, công nghệ mới, song hành với việc học là áp dụng từ đó mới có thể thành công".

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.