Theo Y học Phương Đông, có nhiều huyệt đạo trên bàn chân và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau của cơ thể, vì vậy khi các cơ quan bị tổn thương, bàn chân sẽ có các triệu chứng tương ứng.
Trong trường hợp thông thường, nếu bạn không có 3 dấu hiệu dưới đây thì xin chúc mừng bạn, có thể thận của bạn vẫn khỏe. Nhưng nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này ở chân, bạn nên cảnh giác với sức khỏe của thận và khẩn trương đi khám.
Chân bị sưng phù: Nếu bạn thấy chân bước bất thường, không ổn định, sưng phù mọng nước, có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề. Theo các chuyên gia, do thận chịu trách nhiệm về điều phối "nước" trong cơ thể kèm chức năng giải độc của cơ thể con người, nên nếu thận có vấn đề, sẽ dẫn đến phù chân.
Bàn chân sung cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo và dòng máu chảy vào gan bị hạn chế, gây tăng huyết áp và sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh albumin, một loại protein đóng vai trò điều hòa dòng máu chảy trong gan. Khi mức độ albumin giảm, bàn chân và mắt cá chân có thể bị sưng phù.
Chân bị sưng hoặc hoặc phù nề cũng có thể cảnh báo suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, máu từ chân sẽ không thể lưu thông đến phần trên cơ thể. Các van tim bị rò rỉ cũng thường khiến bàn chân và mắt cá chân sưng phồng lên. Nếu tình trạng này còn đi kèm với các triệu chứng như đau ngực, mệt mỏi và khó thở thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay.
Móng chân có màu nhợt nhạt: Một khi thận của bạn có vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể. Sau đó, bàn chân của bạn sẽ xuất hiện hiện tượng không lưu thông máu tốt, từ đó chân không thể nhận đủ lượng máu cần thiết, khiến móng chân thiếu chất dinh dưỡng và không thể phát triển bình thường, sẽ chuyển sang màu trắng, nhợt nhạt.
Nếu ngón chân út của bạn dày hơn, điều đó có nghĩa là sức khỏe của thận tốt và hoạt động bình thường. Nếu bạn thấy rằng móng chân của bạn nhợt nhạt và móng tay của bạn bị lệch, rất mỏng thì chứng tỏ thận của bạn có vấn đề, cần phải theo dõi và chăm sóc đúng cách.
Móng chân lõm hình thìa: Móng chân hình thìa không những xấu mà còn là một dấu hiệu của bệnh toàn thân. Móng chân lõm hình thìa chủ yếu là do dinh dưỡng kém đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt mà thiếu máu và dinh dưỡng không tốt có liên quan đến xuất huyết bên trong, ung thư dạ dày.
Ngoài ra, móng chân lõm hình thìa còn có thể liên quan đến các bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống tuần hoàn và bệnh cơ xương.
Vậy làm thế nào để chăm sóc cho đôi chân ?
- Nếu là làm việc văn phòng phải ngồi lâu quá, bạn nên bỏ ít nhất 5-10 phút để đi lại, hoặc trong quá trình ngồi bạn có thể bỏ chân ra khỏi giày dép,guốc....và duỗi thẳng chân cho máu dễ lưu thông xuống gan bàn chân.
- Bóp các ngón chân,và xoay các khớp cũng là biện pháp rất tốt để máu lưu thông và tạo chất dịch nhày bôi trơn cho các khớp tránh các bệnh về khớp chân.
- Nắm bàn tay lại và để khửu ngón giữa nhô ra cù mạnh và nhiều và gan bàn chân.
- Ngâm chân bằng nước ấm kết hợp với lá thuốc hoặc nước muối với vài lát gừng là biện pháp rất tốt và được nhiều người sử dụng,giúp máu lưu thông tốt hơn,trị các bệnh về viêm nhiễm ngón chân,hay đau nhức mỏi chân....
Chân ở xa tim nên nhiệt độ thường thấp hơn nhiệt độ ở phần trên của cơ thể. Mùa đông tỷ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh đường hô hấp cao hơn mùa hè dù đã giữ ấm cổ nhưng đã quên đi việc giữ ấm bàn chân. Điều này cho thấy chân và hệ thống miễn dịch có quan hệ mật thiết đến nhau. Chính vì vây bảo vệ đôi bàn chân là việc làm cần thiết mang lại sức khỏe cho mỗi người.
Lam Anh (Tổng Hợp)