Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm

Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Thứ 2, 12/10/2020 09:17

Ăn nhiều mì tôm không hề tốt nhưng nếu biết cách ăn, đó lại trở thành món ăn khó quên nhất.

Bận rộn, không có thời gian cắm cơm, rất nhiều người trong chúng ta thực hiện món ăn 3 phút thần thánh – mì ăn liền (mì tôm).

Không phủ nhận, ăn nhiều mì tôm không tốt, nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ tôm vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân hủy.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến đúng cách.

Sức khỏe - Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm

 

Không sử dụng gói dầu gia vị

Bởi mì tôm được làm theo cách chiên nên bước đầu tiên chúng ta cần làm là trần qua nước sôi để trôi bớt lớp mỡ ban đầu.

Và dĩ nhiên hãy vứt bỏ luôn gói dầu giàu chất béo không tốt cho cơ thể này.

Thêm rau xanh

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.

Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra.

Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

Tuyệt đối không ăn "mỳ úp"

Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.

Ăn mì tôm quá thường xuyên

Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì tôm thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn.

Bạn không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế nóng trong, nổi mụn.

Bên cạnh đó, việc chú trọng tới hàm lượng muối trên nhãn của mì tôm cũng là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lượng gia vị. Việc chấm hay bổ sung gia vị mặn khác khi ăn mì tôm là hành động không được khuyến khích.

Nghiên cứu thực hiện trên hơn 10.700 người ở Hàn Quốc cho thấy ăn nhiều mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là phụ nữ.

Phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền cũng dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn. Đây là tình trạng mà cùng lúc cơ thể xuất hiện nhiều yếu tố có nguy cơ gây bệnh như béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết bất ổn. Tất cả đều làm tăng nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hàm lượng natri cao trong mì ăn liền không có lợi cho sức khỏe là điều đã biết từ lâu. Nhưng thủ phạm chính gây hại lại là mì. Trong một nghiên cứu khác của đại học Harvard (Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện những kết quả đáng lo ngại sau khi kiểm tra quá trình tiêu hóa mì ăn liền.

Chất bảo quản hay còn gọi là TBHQ (t-butylated hydroxy quinone), là chất chống ô xy hóa hòa tan trong dầu mỡ. Chúng giúp kéo dài tuổi thọ thực phẩm và làm khó tiêu hơn bình thường. Không ít loại thực phẩm hiện nay có dùng chất bảo quản – trong đó có mì tôm.

Trang Dung (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.