Ngành nào đang được thí sinh lựa chọn nhiều nhất trong các năm qua?

Ngành nào đang được thí sinh lựa chọn nhiều nhất trong các năm qua?

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 4, 12/07/2017 06:00

Khối ngành Sức khỏe đang được cho thí sinh chọn lựa nhiều trong các năm qua, liệu ngành này có đối mặt với cuộc "khủng hoảng thừa" nhân lực trong các năm tới?

Báo Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Luật sư Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu trưởng trường đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) về những thay đổi trong việc đào tạo và xu hướng chọn ngành nghề của giới trẻ hiện nay.

PV: Thưa ông, với kinh nghiệm nhiều năm trong công tác tuyển sinh ông thấy những ngành nào đang được thí sinh lựa chọn nhiều nhất?

Ông Trịnh Hữu Chung: Mặt bằng chung tôi thấy khối ngành Kinh tế và Sức khỏe là nhiều thí sinh lựa chọn. Theo những con số thống kê cho thấy, ngành quản trị kinh doanh là ngành được nhiều thí sinh lựa chọn nhất với 36.005 thí sinh đăng ký ở nguyện vọng 1. Ngành thứ 2 là ngành Y đa khoa với 31.115 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, chiếm tới 98% tổng số thí sinh đăng ký nhóm ngành y.

Ngành Luật xếp vị trí thứ 3 với 26.194 thí sinh đăng ký., chiếm 75% trong tổng số thí sinh đăng ký nhóm ngành Luật. Những khối ngành liên quan đến xây dựng đang không còn nhiều sức hút với sự lựa chọn của thí sinh.

PV: Vài năm trở lại đây rất nhiều thí sinh đăng ký học những khối ngành sức khỏe (Dược, Điều dưỡng, Bác sĩ…), liệu rằng với tình trạng trong thời gian ngắn chúng ta sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa nhân lực ngành này?

Giáo dục - Ngành nào đang được thí sinh lựa chọn nhiều nhất trong các năm qua?

Ngành Sức khỏe đang được nhiều thí sinh lựa chọn nhất. 

PV: Việt Nam đang tiến tới cách mạng 4.0, sinh viên và các trường nên làm thế nào để chúng ta có được nguồn nhân lực đáp ứng cho Cuộc cách mạng này?

Ông Trịnh Hữu Chung: Một thời gian dài, nhiều trường, nhiều sinh viên nghĩ rằng các em đi học chỉ để lấy bằng còn ra trường có việc được hay không thì không ai tính đến. Chính vì vậy, cả xã hội đang phải đau đầu giải quyết con số cử nhân thất nghiệp.

Trong bối cảnh như vậy, tôi nghĩ cả nhà trường và các em sinh viên phải thay đổi cách dạy và học. Trước tiên, nhà trường phải định hướng cho các em thấy được tầm quan trọng của việc hội nhập và bối cảnh hiện tại. Nhà trường phải hiểu rõ được việc giáo dục là xây dựng nhân lực cho xã hội, chứ không phải là bài toán kinh doanh.

Việc tương tác giữa nhà trường và sinh viên cũng là vô cùng quan trọng. Ngay từ năm thứ nhất, nếu như thấy các em không phù hợp với ngành đang học thì cần định hướng cho các em chuyển ngành để khi ra trường các em được làm những việc mà phù hợp với năng lực bản thân.

Các đơn vị đào tạo, cần cho các em thấy nhu cầu xã hội hiện tại và 5 năm nữa sẽ khác nhau. Thừa là do cơ chế chính sách, mở ngành nghề nên hạn chế bớt lại, trường chuyên ứng dụng, trường chuyên nghiệp cứu. Nhiều trường đang “vơ vét” người học.

Ngoài ra, cơ chế cũng là một yếu tố, những người xây dựng chính sách cần nắm rõ và xác định định hướng lâu dài.

Đại học không phải con đường duy nhất để tiến thân, lập nghiệp, các em phải xác định ngay từ đầu việc học đại học, học nghề hay đi làm ngay. Tôi đã từng chứng kiến có em nghĩ rằng đi học nghề chứ không đi học đại học, nhưng rồi đi học nghề các em cũng không có đam mê với việc học rồi bỏ ngang. Hoặc những trường hợp đi học cho có, việc thừa nhân lực là rõ ràng nhưng vẫn còn rất nhiều nơi cần nguồn nhân lực chất lượng cao.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện! 

Công Luân

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.