Nghi lễ “chôn cất ngoài trời” lạnh người của người Tây Tạng

Nghi lễ “chôn cất ngoài trời” lạnh người của người Tây Tạng

Thứ 5, 27/12/2012 23:48

Những con chim bay lởn vởn xung quanh khi người đàn ông đặt xác chết của một phụ nữ nằm lại trên đá. Trần truồng và cứng như đá, xác chết cóng lạnh không khác gì không gian xung quanh, đôi mắt cô xám xịt như những đám mây lờ mờ trên đỉnh núi Hymalaya quanh năm tuyết phủ.

Nghi lễ diễn ra trong sự cô quạnh đến rợn người, ở một nơi rất cao thuộc cao nguyên Tây Tạng và trong bối cảnh là một vùng hoang dã ít được khám phá nhất trên hành tinh này.

Linh vật xứ Tây Tạng và bánh xe luân hồi

Người đàn ông rút con dao rọc da của mình ra và kiểm tra độ sắc của nó bằng ngón tay cái. Khi tất cả đã sẵn sàng ông những lắt cắt sâu, ông lần lượt bóc tách các bộ phận cơ thể người đã chết. Đám kền kền đã bao quanh ông trong sự lộn xộn đen đặc. Thờ ơ với sự tồn tại của một con người còn sống, những con chim xâu xé bữa tiệc của chúng với sự nhiệt tình thúc đẩy bởi cơn đói cồn cào. Trong khi đó, người đàn ông, một rogyapa, người cắt rời các phần cơ thể bình tĩnh đặt sang bên lưỡi dao của mình và lấy một cái búa để phá nát chỗ xương còn lại của người đã mất.

Pháp luật - Nghi lễ “chôn cất ngoài trời” lạnh người của người Tây Tạng

Nghi lễ Chôn cất trên trời của người Tây Tạng cùng sự "chứng giám" của loài kền kền

Những gì diễn ra như miêu tả ở trên chính là nghi lễ chôn cất ngoài trời của người Tây Tạng, gọi là jhator, diễn giải ra là bố thí (xác người) cho những con chim. Trong đó cơ thể của người quá cố được tháo dỡ ra từng phần để tạo điều kiện thuận lợi hơn, nhanh hơn và triệt để hơn cho loài kền kền thưởng thức. Với đôi mắt của người ngoài, nghi thức tang lễ kỳ lạ này dường như rất nhẫn tâm và có vẻ bệnh hoạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh văn hóa tinh thần và địa lý của Tây Tạng, đây là cách hoàn hảo nhất để đưa một người sang bên kia thế giới.

Vùng Tây Tạng, Trung Quốc chiếm khoảng 471.700 dặm vuông (1,2 triệu km vuông). Ở vùng cao nguyên này, người ta sẽ thấy được kiểu khí hậu vùng sa mạc núi cao với những cơn gió lạnh thấu xương. Với những đặc điểm của hệ sinh thái cao nhất trên Trái đất, kiểu chôn cất thiên nhiên có thể nói là hợp lý nhất cho tất cả.

Thứ nữa, người Tây Tạng sẽ làm được gì khi sống trên vùng đất toàn băng đá, đất đai là thứ xa xỉ? Và khi chất đốt đáng giá như vàng, một người bình thường có chấp nhận để gia đình bỏ một đống tiền để giúp họ hỏa thiêu trong khi những con kền kền lớn háu đói luôn lởn vởn và ám ảnh trên bầu trời, những con sói đi lang thang trên mặt đất... Kiểu mai táng cổ điển cho phép một thi thể phân hủy để nuôi béo những con vật sống trong lòng đất. Nguồn năng lượng của một người đã mất được chuyển hóa thành một nguồn sống cho các sinh vật khác. Đó chính là mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, nổi bật trong tư tưởng Phật giáo Tây Tạng, thứ cắt nghĩa đầy đủ cho một hành động dường như bệnh hoạn như một tín ngưỡng đáng tôn trọng và hợp lý.

2300 năm trước khi thời đại Tiền-Phật giáo bị cai trị bởi các chiến binh, các pháp sư và vua chúa được xem là có nguồn gốc từ bầu trời, họ xuống Trái đất thông qua một chiếc thang huyền bí. Thuở đó, chôn cất trên trời không thịnh hành lắm trong những đời vua Tây Tạng đầu tiên nhưng sự thánh thiện của bầu trời và những con chim rất được coi trọng.

Cho đến tận ngày nay, những con kền kền vẫn được tôn kính như là một linh vật thiêng liêng ở Tây Tạng. Đó là không phải là loài ăn xác thối ma quái mà là "thánh đại bàng" . Người ta kể rằng khi một người lính Trung Quốc bắn một con kền kền vào cuối những năm 90, người Tây Tạng địa phương đã dùng đá ném túi bụi vào tay súng này.

Tuy nhiên nhiều người vẫn nhận thấy mức độ nhẫn tâm nhất định trong việc chặt chém xác người làm thức ăn cho loài kền kền. Song thực tế tư tưởng này xuất phát từ quan điểm xem xác chết là sự hiển thị của người đã từng sống phổ biến ở các nền văn hóa. Đặc biệt với người Ai Cập cổ đại và nhiều tín đồ phái Kitô giáo đương đại, linh hồn người đã khuất được cho là một lúc nào đó sẽ quay trở lại cơ thể của nó. Điểm khác biệt ở đây là các Phật tử Tây Tạng tin rằng xác chết chẳng là gì ngoài một cái vỏ bỏ đi. Thậm chí ngay khi cơ thể vẫn có thể nằm trên giường bệnh, linh hồn người quá cố đã thoái ly và tìm một hóa thân mới.

Điểm nổi bật của Phật giáo Tây Tạng là bánh xe luân hồi. Đến với bất kỳ am Phật giáo nào ở đây, bạn sẽ thấy hình ảnh một con quái vật đáng sợ đang gặm một cái bánh lớn. Không còn là vật trang trí đơn thuần, bánh xe Bhavacakra minh họa sự phức tạp trong tôn giáo Tây Tạng thể hiện chu kỳ bất tận của cuộc sống, cái chết và tái sinh. Theo đó, chúng ta nằm trong vòng luân hồi bất tuận gồm 6 phân đoạn, 3 phân đoạn trên là con người, thần và á thần; 3 phân đoạn đáy là động vật, quỷ và địa ngục. Phật tử tin rằng con người bị ràng buộc trong bánh xe đấy vĩnh viễn trừ khi giác ngộ đạo Phật để đạt tới cõi Niết bàn.

Cũng trong bánh xe luân hồi này, người ta thấy được sự tương tác qua lại của 3 yếu tố: Công đức, nghiệp chướng và cái chết. Nghiệp sẽ là yếu tố cốt lõi quyết định hình thức hóa thân kiếp sau của bạn. Làm điều thiện, tu tâm tích đức là con đường giúp người đó không phải hóa thân vào các kiếp thấp hơn như ma đói. Đó là lý do tồn tại một linh vật đáng sợ là Yama với cái nhìn soi thấu đến đáng sợ. Ông vừa đại diện cho sự vô thường, vừa đại diện cho sự nghiêm khắc. Cái chết ở Tây Tạng do vậy khác xa với quan điểm chết là hư vô, là vô tận hay đi vào một giấc ngủ yên bình, nó chỉ là một cánh cửa giữa những thế giới.

Điều bình thường ở xứ sở Tây tạng

Có hai hình thức chôn cất ngoài trời (jhator) ở Tây Tạng. Một là kiểu mai táng cơ bản được thực hiện ở những người du mục và những người tha hương, trong đó xác chết chỉ đơn giản là bị bỏ rơi không bị phanh ra. Người chết được bỏ lại cho các loài xác thối tự tìm đến. Hình thức mai táng thứ 2 phức tạp hơn và mang tính nghi thức hơn. Theo đó, sau khi chết, xác sẽ được giữ ở tư thế ngồi trong vòng 24 giờ trong khi một nhà Lạt ma(tương tự như thầy cúng), đọc thuộc lòng những lời cầu nguyện cần thiết. Kết thúc giai đoạn này, thi thể được để 2 ngày nữa mới chuyển sang bước tiếp theo. ở bước này các thành viên trong gia đình sẽ thực hiện thờ cúng và cầu nguyện cho người chết.

Quan niệm lỳ lạ

Quan điểm về sự luân hồi chuyển tiếp giải thích cho tư tưởng xem xác chết là một lớp vỏ vô giá trị, linh hồn người quá cố và cơ thể họ, một khi chết đi sẽ không còn liên quan đến nhau nữa. Nên chuyện thi thể người dành cho chin kền kền thưởng thức với người Tây Tạng là chuyện hết sức bình thường.

Cơ thể được ban phước lành, làm sạch và bọc trong tấm vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để gập lại thành 1 bó nhỏ hơn giúp vận chuyển ra bãi chôn lấp thiêng liêng hay drtro, trên lưng một người bạn thân hoặc thành viên gia đình. Cuộc hành trình tới drtro bắt đầu vào lúc bình minh và trông giống một cuộc lang thang vì họ sẽ được an táng ở một nơi xa khu dân cư. Các thành viên trong gia đình có thể đi theo cuộc hành trình này, tụng kinh và chơi thứ âm nhạc dành cho người chết nhưng cần giữ khoảng cách khi người ta tiến hành nghi thức mổ xẻ.

Với việc đặt cơ thể người chết trên mặt đá sỏi, rogyapa sẽ thu hút những con kền kền và chuẩn bị một cái rừu, một con dao phay để thực hiện nghi lễ lột da. Đầu tiên ông sẽ lọc bỏ tóc ra khỏi da đầu, sau đó sẽ cắt xẻ thi thể, moi ruột và cắt bỏ tứ chi. Cuối cùng là lọc thịt ra khỏi xương, quẳng tất cả cho đám chim háu đói bao quanh họ rồi dùng rừu đập vỡ chỗ xương còn lại.

Đối với những người ngoại đạo và coi thi thể tổ tiên là điều thiêng liêng nhất như chúng ta, nghi thức này dường như là một tội lỗi ghê gớm nhất và độc ác nhất. Tuy nhiên, không có một tư tưởng nhân đạo nhân văn nào có thể dùng để đánh giá hoạt động này, vì cách đối xử với người đã chết gần như thuộc về văn hóa, tín ngưỡng, niềm tin và tâm linh.

Chết nghĩa là cho đi

Với những Phật tử Tây Tạng, họ được khuyến khích quan sát chôn cất ngoài trời (jhator) để đối đầu với thực tế của cái chết, sự cắt rời các bộ phận thể xác mà không sợ hãi. Sau tất cả, đối với họ, những trải nghiệm thực sự là của linh hồn bên trong và số phận của cơ thể bên ngoài chỉ là thứ cung cấp dinh dưỡng cho những loài khác. Để mang về nhà bài học này, các nhà sư đôi khi giữ lại những mẩu xương để làm bát cúng, tách trà, nhạc cụ và những sản phẩm linh thiêng khác. Hoặc, chỗ xương tán vỡ ra, được trộn với tsampa hay bột lúa mạch để những con chim tiêu thụ dễ dàng hơn.

Minh Nguyệt (theo HSW)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.