Nghịch lý trên thị trường vận tải hành khách: "Kẻ khóc, người cười"

Nghịch lý trên thị trường vận tải hành khách: "Kẻ khóc, người cười"

Lê Mạnh Quốc

Lê Mạnh Quốc

Thứ 3, 22/02/2022 18:40

Nhu cầu đi lại của người dân bằng đường hàng không đang tăng đột biến, vượt dự báo, trong khi đó, vận tải hành khách bằng đường bộ, đường sắt vẫn "đìu hiu".

Liên quan đến việc mở lại hoàn toàn hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách nội địa và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển, trao đổi với báo chí ngày 22/2, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, các loại hình vận tải hành khách đã hoạt động trở lại từ ngày 13/10/2021 và tăng dần dần về tần suất hoạt động đáp ứng được nhu cần đi lại của hành khách.

Nhu cầu sử dụng hàng không tăng vượt dự báo

Theo Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết, đến nay ngành Hàng không hiện đã mở lại 20 đường bay quốc tế, mỗi ngày có 53 chuyến bay/chiều. Hành khách gia tăng nhu cầu bay là do nhờ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của ngành Hàng không và các hãng hàng không chặt chẽ, đúng chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động quyết định tần suất khai thác trên các đường bay nội địa, đảm bảo nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Sự kiện - Nghịch lý trên thị trường vận tải hành khách: 'Kẻ khóc, người cười'

Hiện tại, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi - đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Đến thời điểm hiện nay có 6 hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Vasco) khai thác 56 đường bay nội địa, với tổng tần suất 2.570 chuyến/tuần/chiều (tương đương 367 chuyến/chiều/ngày), giảm tương ứng 2 đường bay và giảm 217 chuyến/tuần/chiều (tương đương với 31 chuyến bay/chiều/ngày). 

Riêng đối với các đường bay quốc tế, Bộ GTVT cũng đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động trao đổi với Nhà chức trách hàng không các đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế. 

Hiện tại, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi - đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Campuchia, Hongkong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philipine, Qatar, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Lào, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Nga và Mỹ,

Bên cạnh đó, còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay là Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Macao, Phần Lan, Ý, Thụy Sỹ.

Về tần suất, theo ông Ngọc, các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam là 370 chuyến/tuần/chiều, tương đương 53 chuyến bay/chiều/ngày.

“Trong thời gian tới, vận tải hàng không tiếp tục duy trì và tăng tần suất đối với các tuyến bay nội địa, từng bước khôi phục và tiếp tục mở lại hoạt động bình thường đối với các đường bay quốc tế,” ông Ngọc khẳng định.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, trước khi mở lại các đường bay quốc tế thường lệ, trung bình khách quốc tế đi/đến Việt Nam khoảng từ 40.000 - 50.000 khách/tháng. Kể từ thời điểm thí điểm mở lại các đường bay quốc tế từ tháng 1/2022, lượng khách quốc tế đi - đến Việt Nam tăng lên hơn 103.000 khách trong tháng 1/2022 và cập nhật đến hết ngày 20/2/2022 là hơn 150.000 khách.

Đường bộ, đường sắt vẫn "đìu hiu"

Theo ông Trần Bảo Ngọc, trái ngược với hàng không, vận tải hành khách đường bộ, đường sắt vẫn vắng khách. Mặc dù đến nay, hoạt động vận tải đã cơ bản trở về trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, do tâm lý phòng chống dịch, nên lượng hành khách chưa hồi phục hoàn toàn.

Qua tìm hiểu, số tuyến vận tải đường bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi rất ít hành khách đi lại, dẫn đến một số tuyến các doanh nghiệp vận tải hành khách không thể tổ chức hoạt động bình thường.

Sự kiện - Nghịch lý trên thị trường vận tải hành khách: 'Kẻ khóc, người cười' (Hình 2).

Do tâm lý phòng chống dịch nên mặc dù hoạt động vận tải đã cơ bản trở về trạng thái bình thường mới nhưng lượng hành khách chưa hồi phục hoàn toàn.

Ngành Đường sắt cũng vừa quyết định tạm dừng chạy đôi tàu khu đoạn Hà Nội - Vinh do nhu cầu đi tàu của hành khách sụt giảm sau Tết Nguyên đán. Cụ thể, từ ngày 21/2, tàu NA2 xuất phát tại Vinh tạm dừng chạy từ ngày 21/2, tàu NA1 xuất phát tại Hà Nội tạm dừng chạy từ ngày 22/2.

Để kích cầu nhu cầu đi lại của hành khách, ngành Đường sắt đang triển khai chương trình khuyến mãi giảm giá vé 50% cho hành khách đi trên các đoàn tàu từ ngày 21/2 đến ngày 31/3.

Theo đó, công ty thực hiện chương trình này với 9.000 vé trên các đoàn tàu do công ty quản lý: Đôi tàu Thống nhất SE5/SE6, SE11/SE12 giữa Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh, vé có cự ly vận chuyển từ 500 km trở lên; các đôi tàu LP3/LP8, LP5/LP6, LP7/HP2 giữa Hà Nội - Hải Phòng, vé có ga đi là ga Hà Nội hoặc Long Biên, ga đến là ga Hải Phòng và ngược lại...

Trong khi đó, hoạt động vận tải hành khách công cộng tại các địa phương đã cơ bản trở lại bình thường. Hà Nội đã khôi phục hoạt động 100% hoạt động vận tải bằng xe buýt, với 121 tuyến buýt, tổng số 1.500 xe hoạt động và khoảng 19.000 lượt xe/ngày (không thực hiện giãn cách chỗ trên xe). Xe taxi, xe hợp đồng và tuyến cố định đã hoạt động bình thường…) phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Khắc phục thực tế này, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường phương tiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hành khách sử dụng các loại hình vận tải này, sớm khôi phục trở lại hoạt động bình thường. 

Sự kiện - Nghịch lý trên thị trường vận tải hành khách: 'Kẻ khóc, người cười' (Hình 3).

Giá xăng dầu liên tục "leo thang” đã khiến các doanh nghiệp vận tải gặp phải khó khăn chồng chất khi tần suất xe chạy giảm do lượng khách quá ít.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.