Ngục tù của đời sống (Phần 2)

Ngục tù của đời sống (Phần 2)

Thứ 2, 07/10/2013 08:25

Cuộc sống tự bản thân nó là ngục tù. Dùng lối nói ẩn dụ sẽ giúp cho chúng ta hiểu được vấn đề chúng ta đang thảo luận dễ dàng hơn, vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng chúng tại buổi pháp thoại này trong ngày hôm nay.

Do đó, chúng tôi sẽ dùng  các ẩn dụ để nói chuyện trong ngày  hôm nay. Ngục tù thứ nhất mà các bạn phải tìm cho ra để quan sát đó chính là cuộc sống này. Nếu các bạn nhìn cuộc sống như một nhà tù, và nhìn nhà tù đó đúng như nó thực là, thì chúng tôi phải nói rằng các bạn đã biết được chân lý  thiên nhiên khá rõ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều nhìn cuộc sống như là một cái gì đó thú vị,  như là một cơ hội để để vui chơi . Họ sẵn sàng sống để hưởng thụ cuộc sống. Thế rồi họ trở nên mê đắm  và bị cuốn hút vào  cuộc sống.  Điều  này làm cho cuộc sống trở thành  ngục tù.

Nếu chúng ta thấy cuộc sống như một nhà tù, chúng ta chắc hẵn đã phải nhìn thấy upadana ( sự chấp thủ, dính mắc) với cuộc sống này. Nếu chúng ta  chưa nhìn thấy upadana với  cuộc sống, chúng ta sẽ không thấy được rằng cuộc sống này  là một nhà tù và chúng ta sẽ bằng lòng với ý nghĩ rằng cuộc sống này  là một thiên đường thay vì là  ngục tù . Điều này là do bởi  trong cuộc sống có rất nhiều thứ  làm cho chúng ta thỏa mãn , và chúng  đã lừa phỉnh  chúng ta và làm cho chúng ta mê đắm. Tuy nhiên,  bất cứ cái gì mà chúng ta thấy thỏa mãn, dễ chịu, hấp dẫn, và mê đắm   thì trong đó cũng đều có sự hiện diện  của upadana . Đây chính là ngục  tù của chúng ta. Chúng ta  yêu thích  một  thứ gì đó với một mức độ nào đó thì nó sẽ  trở thành  ngục  tù đối với chúng ta -  chí ít cũng bằng với mức độ  mà ta yêu thích-   vì upadana.  Đây là một loại upadana tích cực.  Khi chúng ta ghét một cái gì đó, hoặc không thích một cái gì đó, đó  sẽ là  một loại upadana tiêu cực -  cũng là một thứ ngục tù . Bị đánh lừa và bị làm mê muội  bởi upadana-  cho dẫu là upadana  tích cực hoặc tiêu cực- đều là ngục tù. Và ngục tù đó  biến cuộc sống thành dukkha.

Thiền++ - Ngục tù của đời sống (Phần 2)

Ngoài ra, chúng ta  có thể thấy  rằng khi có upadana trong cuộc sống,  cuộc sống sẽ trở thành ngục  tù. Và như vậy, khi không có upadana, cuộc sống sẽ không còn là một nhà tù nữa. Các bạn có thể thấy được  điều này ngay bây giờ, ở đây, cho dẫu có hay không có upadana trong cuộc sống của bạn.  "Cuộc sống của tôi là  ngục tù hay không phải là ngục tù ? Tôi  đang sống/ hay không đang sống  trong ngục từ của upadana?" Mỗi bạn phải xem xét một cách cẩn thận vào trong tự thân mình  và phải thấy thật  rõ ràng rằng cuộc sống có phải là ngục tù dành cho bạn hay không? Bạn có một nhà tù hay không? Bạn có đang sống trong nhà tù đó hay không? Nếu không, tại sao chúng ta đến đây để hành thiền, để tu dưỡng tâm trí? Về bản chất, mục tiêu và mục đích thực sự của việc phát triển tâm linh là sự  phá hủy  các nhà tù của chúng ta. Cho dẫu các nghiên cứu, học hỏi và việc thực hành của bạn có thành công hay không, cho dẫu  bạn có thể phá hủy được  nhà tù hay không, lại là một vấn đề khác.   Tuy nhiên, mục tiêu và mục đích thực sự của chúng ta  là để phá hủy cái ngục tù của cuộc sống này.

Hãy xem xét việc này một cách cẩn thận. Nếu chúng ta không nhận ra upadana, chúng ta  sẽ bị giam hãm  trong tù mà không hề nhận biết cái nhà tù. Chúng ta đang mắc kẹt trong nhà tù mà không hề biết cái nhà tù đó. Hơn nữa, chúng tôi hài lòng và mê đắm cái ngục  tù đó, cũng giống như chúng ta đang mê đắm  và hài lòng với cuộc sống. Vì chúng ta đang  mê đắm và hài lòng với cuộc sống, chúng ta bị giam hãm  trong nhà tù của cuộc sống. Chúng ta sẽ  làm gì để nó không  còn là một nhà tù nữa? Đây là câu hỏi mà chúng ta phải trả lời một cách cẩn thận, và chính xác nhất.

Làm thế nào để chúng ta có thể sống để cuộc sống không phải là một ngục tù? Điều này có nghĩa là bình thường, hoặc tự nhiên, cuộc sống không phải là ngục tù, mà do chúng ta tự  biến nó thành ngục tù  thông qua upadana. Do vì vô minh, vì mê muội, vì  thiếu hiểu biết đúng đắn của chúng ta, chúng ta mới có upadana với  cuộc sống. Cuộc sống sau đó sẽ  trở thành ngục tù đối với chúng ta. Ở  Thái , chúng tôi có một cụm từ vừa thô vừa mang tính chỉ trích, "som nam na man” đại loại có nghĩa là, "Đáng đời mày lắm" Cuộc sống không phải là ngục tù hay thứ gì đại loại như vậy , nhưng  qua sự mê muội của chính chúng ta , do vô minh (avijja)  chúng ta tạo ra upadana và rồi nhà tù hiện hữu. Chúng ta có thể nói gì ngoài  "som nam na man, đáng đời mày lắm."

Nếu các bạn thành công trong việc thực hành  định niệm hơi thở (Anapanasati-bhavana) bạn sẽ hiểu rõ cuộc sống, các bạn sẽ hiểu rõ  upadana  và các bạn sẽ không có bất kỳ upadana nào  trong cái  được gọi là "cuộc sống"  này. Sau đó thì cho dẫu  nhà tù đang diễn ra có hoại và diệt đi, nhà tù mới cũng sẽ chẳng còn sinh khởi. Cuộc sống này đây  mới có giá trị nhất, nhưng ai là kẻ  được nó hay không  lại là một vấn đề khác. Hãy cố gắng để hiểu  sự thật này, và các bạn  nên phải như vậy. Điều này sẽ là động lực để giúp các  bạn chuyên tâm vào việc phá hủy ngục tù với lòng nhiệt tâm và sự kiên nhẫn của mình.

Một cách để nhìn vào sự thật  này là quan sát để thấy rằng cuộc sống phải tiếp diễn theo các quy luật tự nhiên, hoặc thấy rằng  bản thân chúng ta phải sống phù hợp với quy luật tự nhiên. Chúng ta phải tìm kiếm thức ăn, phải rèn luyện, phải nghỉ ngơi và thư giãn, phải làm việc để duy trì cuộc sống của chúng ta: Chúng ta phải làm những việc này và tất cả những việc khác mà  chúng ta đã  biết quá rõ.  Các bạn không thể không làm chúng.  Chúng ta buộc phải làm chúng. Đây cũng là một loại ngục tù.  Việc mà chúng ta phải luôn luôn phải làm theo các quy luật tự nhiên là một loại ngục tù. Làm thế nào để  chúng ta trốn  thoát cái nhà tù đặc biệt này?

Tại sao chúng ta bị giam hãm trong cái nhà tù phải sống theo quy luật tự nhiên này? Nhà tù này đến từ upadana của chúng ta  liên quan đến chính chúng ta , hoặc liên quan đến cuộc sống của chúng ta.  Khi có upadana ( sự chấp thủ, dính mắc) với chính chúng ta , thì cái "tôi," hay tự ngã được sinh ra. Cái "tôi" này lo âu, lo lắng, hoảng sợ và sợ hãi về những nhiệm vụ, bổn phận theo quy luật  tự nhiên, và do đó bị chúng làm cho chúng ta đau khổ. Những khó khăn này đến từ upadana. Nếu chúng ta  không có upadana với  cái “ tôi", thì các nhiệm vụ, bổn phận  cần thiết sđối với chúng ta sẽ không giống như ngục tù. Chúng ta có thể để chăm lo cho các nhu cầu của chúng ta, kiếm sống, rèn luyện để  chăm sóc cho cơ thể mà không bị  khổ sở - nếu chúng ta không có bất kỳ upadana đối với cuộc sống. Điều này rất là vi tế, đó là một sự bí ẩn đối với hầu hết mọi người. Đây là sự vi tế của chân lý thiên nhiên. Làm thế nào để chúng ta có thể sống mà không có dukkha  đối với sự thật rằng mọi thứ trong cuộc sống này phải được thực hiện phù hợp với quy luật tự nhiên?

Bản năng là ngục tù

Nhà tù  kế tiếp để xem xét là chúng ta sống dưới sự tác động  của bản năng. Chúng ta bị quyền lực của bản năng chi phối. Tất cả các sinh vật sống, cho dù  là người, động vật hay thực vật, đều có bản năng. Bản năng liên tục buộc chúng ta phải  làm theo những ham muốn và nhu cầu của chúng. Điều này đặc biệt đúng đối với các bản năng về  tình dục hay sinh sản. Nó kiểm soát,  quấy rầy,  kích động  và gây rối rằm cho  chúng ta nhiều như thế nào? Những cảm xúc về mặt  tình dục và  sự sinh sản không ngừng thôi thúc chúng ta, siết chặt chúng ta, đàn áp chúng ta, làm phiền chúng ta,  chúng bức bách chúng ta thông qua mọi loại khó khăn. Nhưng chúng ta lại không thể dừng lại. Đôi khi chúng ta lại thích nó như vậy. Con cái của chúng ta lớn lên và trưởng thành đến giai đoạn bản năng tình dục chín muồi và rồi đứa trẻ lại bị giam hãm trong ngôi nhà tù của bản năng tình dục này.

Cuối cùng, ngay cả những bản năng cùa sự khoe khoang, phô trương cũng điều khiển cuộc sống của chúng ta. Nhiều người không cho khoe khoang  là một bản năng, nhưng tất cả các loài động vật đều có bản năng này. Sự cần thiết phải gây ấn tượng, khoe khoang, phô trương  bản thân là một bản năng. Ngay cả thú vậy cũng muốn gây ấn tượng rằng chúng  đẹp,hay mạnh mẽ, hoặc nhanh nhẹn, hoặc đủ thứ. Chúng ta muốn gây ấn tượng và được tự hào. Nếu khoe khoang, phô trương không phải là ngục tù, nó tuyệt đối đã  không tạo sự thúc ép  và bức bách  đối với chúng ta đến vậy. Nhưng hiện giờ  nó đang buộc chúng ta phải mua quần áo đẹp, đồ trang sức đẹp, giày dép đẹp thậm chí, và mua nhiều nữa là đằng khác!

Tại sao chúng ta cần phải có nhiều chiếc  sơ mi đẹp và nhiều đôi giày đẹp? Tại sao chúng ta cần tất cả chúng? (Và tha lỗi cho tôi, chúng ta phải đặc biệt nhắc đến phụ nữ ở đây). Có thứ bản năng muốn phô trương này hiện hữu và nó là một loại ngục tù. Bởi vì mọi người không thể cam chịu nó, họ buộc phải làm theo bản năng này, chi tiêu tất cả tiền bạc để sắm sửa mọi thứ. Bản năng phô trương là bản năng  khôi hài, lố bịch nhất.  Nó thực sự  là ngục tù. Người ta không bao giờ có đủ tiền vì loại ngục tù này. Hãy xem xét và quán chiếu một cách cẩn thận về những loại bản năng mà chúng ta đã trưởng dưỡng chúng . Chúng đều là ngục tù.

Nếu chúng ta nghĩ về điều này, nếu chúng ta ghi chép chi tiết mọi chi phí của chúng ta, chúng ta sẽ khám phá ra rằng một số người chi nhiều tiền  để mua sắm quần áo, đồ trang sức, và giữ gìn sắc đẹp hơn là mua thực phẩm. Thêm nữa, họ chú trọng vào việc trang trí và làm đẹp nhà cửa, việc này tốn kém rất nhiều.  Hai loại chi tiêu này, kết hợp  với nhau, còn nhiều hơn là tiền họ mua sắm thức ăn, là cái  cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta  tiêu nhiều tiền vào những thứ không cần thiết cho cuộc sống hơn  là vào  những thứ cần thiết cho nhu cầu của cuộc sống, như thực phẩm. Đây là một cách khác nữa cho thấy chúng ta bị giam hãm  trong cái nhà tù của bản năng.

Các giác quan là ngục tù

Tiếp theo, chúng ta nói đến nhà tù vui nhất, nhà tù gần gũi  nhất với chúng ta. Chúng ta  có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý: sáu  giác quan (ayatana) , Chúng cũng là những ngục  tù.  Hãy quan sát chúng cẩn thận. Lắng nghe cẩn thận để hiểu làm thế nào mà  mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý  của chúng ta - tất cả sáu giác quan- lại  trở thành những nhà tù.

Trong tiếng Pali, chúng ta  gọi chúng là ayatana. Gốc của từ này theo nghĩa đen có nghĩa là "công cụ, phương tiện để giao tiếp với thế giới bên ngoài" – địa điểm, cơ chế, phương tiện, hoặc bất cứ những  gì dùng để liên hệ với hoặc giao tiếp với thế giới bên ngoài.  Chúng ta  gọi chúng  là "ayatana." Nếu bạn sẵn sàng, hãy sử dụng tiếng Pali "ayatana." Tất cả sáu ayatana này đều  là ngục  tù.

Chúng tôi có upadana (sự chấp thủ)  với cuộc sống là do chúng ta, có sáu giác quan để cảm nhận, kinh nghiệm , để giao tiếp, để nếm và nhận biết các đối tượng của giác quan. Khi có upadana với  sáu giác quan, chúng ta phục vụ chúng và trở thành nô lệ của chúng. Chúng ta  phục vụ mắt để làm vừa lòng  mắt. Chúng ta phục vụ tai để làm vừa lòng  tai. Chúng tôi phục vụ mũi để thỏa mãn mũi. Chúng ta phục vụ lưỡi để thỏa mãn lưỡi. Chúng tôi phục vụ da và cảm giác toàn thân để làm cho nó  thoải mái, dễ chiu. Chúng ta  phục vụ tâm ý, giác quan về mặt tinh thần, để làm cho nó êm dịu và thoải mái. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hành vi của chúng ta chỉ là để giải trí cho các giác quan. Tất cả mọi thứ chúng ta làm là đều  vì lợi ích của sáu giác quan. Chúng ta  nhượng bộ  và trở thành nô lệ của chúng. Sau đó, chúng  gây áp lực và điều khiển chúng ta, chẳng có  cách nào để tránh được chúng. Chúng ta  gọi trường hợp này  là "bị giam hãm  trong ngục  tù của ayatana."

Hãy coi thử xem liệu có bất cứ ai, ngay cà ai đó trong số các bạn,  mà  không mù quáng phục vụ cho sáu giác quan không?  Và các bạn sẵn sàng phục vụ chúng, phải vậy không? Bạn chịu đựng khó khăn và cúi mọp  xuống  để phục vụ chúng, luôn luôn tìm cách để làm cho  mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thoải mái và hạnh phúc, một cách tự nguyện. Vì vậy, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta là những kẻ nô lệ. Những người thiếu trí tuệ chắc chắn sẽ là những kẻ nô lệ cho các giác quan, sẽ tiếp tục bị giam hãm mãi  trong các nhà tù của các giác quan. Qua việc thực hành chánh niệm với hơi thở đúng và thành công, chúng ta có thể thoát khỏi nhà tù. Nếu chúng ta thực hành anapanasati không chính xác và thiếu sót,  chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục bị giam hãm  trong cái ngục tù của các giác quan mà chẳng ai có thể biết được là bao lâu.

Theo Ajahn Buddhadasa/The Prison of Life/Thiền viện Phước Sơn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.