Ngược ngàn mưu sinh

Ngược ngàn mưu sinh

Hồ Hải Nam
Thứ 2, 13/11/2023 | 07:00
1
Sâu trong những cánh rừng đại ngàn, hàng ngày vẫn có nhiều người đánh đu trên ngọn cây cao vút, lấy mật, hái lan mưu sinh.

Kiếm sống trên cây rừng

Trên các cung đường đất đỏ nối dài, hướng ngược lên những cánh rừng nguyên sinh của đại ngàn, không khó để bắt gặp từng nhóm người, ba lô sau lưng hì hục vượt núi vào lõi rừng già mưu sinh.

Trên những ngọn cây cao chót vót, họ thi gan với “tử thần”, lấy dây thừng buộc ngang hông, rồi cố định vào thân cây, đánh đu trên không trung để lấy mật ong, hái lan kiếm thêm chút thu nhập nuôi gia đình.

Dù công việc đối diện với nguy hiểm cận kề, thế nhưng trên gương mặt các anh thợ rừng luôn nở nụ cười lạc quan, yêu đời.

Một ngày đầu tháng 11, chúng tôi có dịp theo chân nhóm thợ rừng do anh Nguyễn Sỹ Đác, 24 tuổi, trú huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, làm “trưởng đoàn” trong hành trình băng rừng, lội suối, săn tìm lan rừng, nấm và mật ong.

Dân sinh - Ngược ngàn mưu sinh

Để có được những cây lan đẹp, người thợ rừng phải trèo lên những ngọn cây cao vút.

Từ mờ sáng, cả nhóm tập trung trại nhà anh Đác. Mọi người lỉnh kỉnh đồ đạc, gùi theo gạo, đồ bảo hộ, dây leo, cuốc nhỏ hướng về đỉnh núi Ia Kreng, huyện Chư Păh.

Anh Đác kể, hầu hết các thành viên trong nhóm thợ rừng gia đình không có đất để canh tác, quanh năm đi làm thuê nhưng không đủ ăn. Từ hơn 10 năm nay, các anh lập nhóm chuyên đi rừng săn các lâm sản phụ như lan, mật ong, nấm. Dù nghề có phần nguy hiểm, nhưng bù lại có thu nhập cao.

Theo những người thợ rừng, có lần cả nhóm “trúng mánh” khi hái được những cây lan có giá trị, bán được giá vài triệu đồng. Bên cạnh đó, các loại nấm linh chi, nấm lim xanh, nấm cổ cỏ, sâm cau cũng có giá vài triệu đồng mỗi kilogam. Mật ong rừng có giá 400.000-600.000 đồng/kg.

Dân sinh - Ngược ngàn mưu sinh (Hình 2).

Thợ rừng phấn khởi khi săn được những cây lan ưng ý.

Anh Đắc cho biết: "Nghề hái lan, lấy mật ong rừng rất gian nan nguy hiểm. Ngày trước có ít người làm nghề này, nhưng ngày càng có nhiều người lên rừng mưu sinh. Những tổ ong rừng, lan, hay nấm ở vị trí gần, thuận lợi thì người ta lấy hết rồi. Giờ để có được một cây lan đẹp, hay tổ ong rừng người thợ phải đi vào lõi rừng, trèo lên những ngọn cây cao vút, đu mình trên không trung rất nguy hiểm. Người nào sợ độ cao thì không bao giờ làm được. Cũng vì cuộc sống khó khăn, nên bà con mới chấp nhận mạo hiểm để trèo đèo, vượt suối mưu sinh".

Nguy hiểm rình rập 

Mùa này, anh em thợ rừng thường lên các đỉnh núi cao để tìm loài địa lan có tên Hải Vân Nam. Loại này nhìn như cây cỏ nhưng khi nở hoa lại có màu hồng rất đẹp. Lan Hải Vân Nam có giá đến 800.000-1.000.000 đồng/kg.

"Trước kia, loại lan này mọc khắp bìa rừng nhưng hiện giờ khan hiếm dần. Khi thấy lan, anh em thợ rừng thường chỉ lấy đi một nửa, còn dành lại để cây tiếp tục phát triển, lan rộng", anh Đác chia sẻ.

Anh Rơ Châm Ban, 40 tuổi, thành viên nhóm thợ rừng kể thêm, sinh ra và lớn lên ở nơi gần gũi với rừng già, quen từng vạt rừng, con suối, khi theo nhóm, anh tiên phong dẫn đường. Dọc hành trình, các anh có thể dùng bữa với rau rừng, cá suối.

Theo anh Ban, đi rừng sợ nhất là các loại bò sát nguy hiểm như rắn, rết, côn trùng, hoặc chạm phải những cây độc như lá ngón, cây sơn, nấm độc… Làng của anh Ban đã có nhiều người phải bỏ mạng khi đi lấy lan ở rừng sâu, vì những hiểm nguy này.

Dân sinh - Ngược ngàn mưu sinh (Hình 3).

Ngược ngàn mưu sinh là công việc thường ngày của nhóm thợ rừng.

"Anh em đi rừng thường phải trèo cao, vượt suối mà không có công cụ hỗ trợ. Người thợ phải có "thần kinh thép", không sợ độ cao và có sức khỏe. Rừng cho "lộc" để kiếm sống nhưng anh em cũng phải đánh cược mạng sống để mưu sinh", anh Ban nói thêm về kỹ năng đi rừng.

Ông Phạm Thành Phước, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly, cho biết người dân sống gần rừng thường lập từng nhóm nhỏ để vào rừng săn tìm lâm sản phụ. Đây cũng là một nguồn thu nhập của bà con nên Ban Quản lý thường tuyên truyền, vận động việc thu hái các loại lan, nấm vừa đủ, để tạo sự cân bằng cho sự phát triển của tài nguyên rừng.

Nhiều nhóm thợ rừng cũng đã có ý thức, chỉ lấy 1/2 số lâm sản tìm được. Số còn lại để sinh sôi, phát triển, tránh cạn kiệt nguồn gen. Khi phát hiện các loại thực vật quý hiếm, anh em cũng báo ngay để lực lượng bảo vệ rừng có phương án bảo vệ.

Nhọc nhằn với nghề "múa quạt" trên bếp than đỏ rực dưới trời nắng nóng

Thứ 2, 04/09/2023 | 11:00
Họ ví nghề nướng bánh đa như diễn viên "múa quạt' trên bếp than rực lửa. Người nướng bánh đòi hỏi sự kiên trì, kỹ thuật điêu luyện mới giúp bánh giòn, thơm,...

Diêm dân xứ Nghệ vật vã mưu sinh giữa trời nắng

Thứ 4, 23/08/2023 | 19:00
Đối với nghề làm muối, trời càng nắng to thì muối càng kết tinh chất lượng tốt. Vì vậy tranh thủ thời gian nắng, diêm dân ra đồng bám ruộng để sản xuất.

Chùm ảnh: Người dân Hà Nội chật vật mưu sinh ngày nắng nóng

Thứ 6, 19/05/2023 | 14:55
Hà Nội đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt nhất của mùa hè. Nền nhiệt cao khiến người lao động càng thêm mệt mỏi, chật vật trong công cuộc mưu sinh.
Cùng tác giả

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.

“Biệt đội” thiện nguyện vá đường xuyên đêm

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:15
Đêm khuya, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, những thành viên thiện nguyện của “biệt đội” vá đường bắt đầu lên đèn làm việc.

Gia Lai: 2 xe máy đối đầu, 4 người thương vong

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:33
2 xe máy chạy ngược chiều bất ngờ va chạm với nhau, khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.

Nông dân thấp thỏm nỗi lo sầu riêng mất mùa

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:00
Nắng nóng kéo dài, mưa bất chợt gây hiện tượng sốc nhiệt khiến sầu riêng rụng trái la liệt. Người dân đứng trước nguy cơ mất mùa.

Gia Lai: Dân “kêu trời” vì trại heo gây ô nhiễm

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:00
Thời tiết nắng nóng, mùi hôi thối từ trại heo bốc lên nồng nặc, khiến người dân bức xúc.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Xử phạt 2 tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:00
Tàu cá bị phạt có thời gian mất kết nối giám sát hành trình khi đang hoạt động trên biển hơn 10 ngày và không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ nghi ngộ độc tại huyện Trảng Bom

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:48
Hiện công an đã vào cuộc điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.