Người có mỡ máu, mỡ gan ăn bánh trung thu như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Người có mỡ máu, mỡ gan ăn bánh trung thu như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 7, 08/09/2018 11:30

Tháng 8 âm lịch hàng năm là dịp các gia đình quây quần bên đĩa bánh trung thu – món bánh ngon truyền thống rất được ưa chuộng. Tuy nhiên với loại bánh khá ngọt và giàu calo này người sử dụng nên ăn có chừng mực, nhất là những có bệnh về rối loạn chuyển hóa.

Năng lượng từ đường và chất béo trong bánh trung thu, với những người bình thường, nhẹ cân thì không sao, song với người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sẽ là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe, có thể làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, khiến người mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, có thể gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Nếu không thể từ chối món bánh vô cùng hấp dẫn này, các bạn nên đọc kĩ những thông tin sau để có cách sử dụng bánh hợp lý, tránh trường hợp khiến bệnh phát triển nặng hơn:

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong một chiếc bánh trung thu nướng đậu xanh một trứng trọng lượng 176 g chứa 19,5 g protid (đạm), 27,5 g lipid (béo), 80,6 g glucid (đường). Lượng bột đường có trong một chiếc bánh dẻo hay nướng bằng lượng có trong 2-3 chén cơm (trung bình một chén cơm 258 g). Đường trong bánh trung thu chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh nên rất dễ gây tăng đường huyết.

Cũng theo bác sĩ Tiến, lượng chất béo trong chiếc bánh trung thu gấp 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò. Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật

Với hàm lượng đạm, chất béo này, nếu bạn chỉ ăn một nửa chiếc bánh dẻo hay bánh trung thu nướng thì trong ngày phải bớt ăn khoảng một bát cơm cùng với lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để thải chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh. Nếu bạn không giảm cơm sau khi ăn bánh trung thu thì cần đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng thừa.

Người bệnh có thể ăn bánh trung thu cùng với trà để tiêu hóa tốt hơn và hạn chế chất béo tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên chỉ nên ăn với phần bánh rất nhỏ hoặc nếu được thì không ăn. 

Đối tượng cần hạn chế sử dụng bánh trung thu:

  • Người có mỡ máu cao
  • Người bệnh tiểu đường
  • Người bệnh gan nhiễm mỡ
  • Người thừa cân, béo bụng
  • Người bệnh cao huyết áo
  • Người bệnh tim mạch
  • Người ngồi nhiều, vận động không đủ
  • Người có chế độ ăn giàu chất béo
  • Người bệnh xơ vữa động mạch
  • Người bệnh sau tai biến

Hiện bánh trung thu rất đa dạng về mùi vị, tốt nhất không nên chọn bánh trung thu quá ngọt có thể chuyển hướng sang các loại bánh có vị ngọt vừa hoặc ít ngọt. Nên chọn bánh có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm và được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax chiết xuất Nần nghệ, lá Đỏ ngọn, Giảo cổ lam, nụ hoa Hòe. Dùng cho người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ.

Phân phối: Công ty CPPT Thảo Dược Việt Nam

Dược sĩ tư vấn: 0919394000/ 02439727304

Website: hamomax.vn   

Cần biết - Người có mỡ máu, mỡ gan ăn bánh trung thu như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

 

Miền Bắc: A13, lô 4, KĐT Định Công, Hoàng Mai, HN

Miền Nam: 0971666 486 - 124 Lương Trúc Đàm, Hiệp Tân, Tân Phú, TP.HCM

SĐK: 018652017/ATTP – XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.

Thu Loan

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.