Trong Tây du ký, nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Đường Tăng (Đường Tam Tạng), họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.
Tới kiếp thứ 10 Kim Thiền Tử bị đọa sang Đông Thổ Đại Đường liền bắt đầu trải qua kiếp nạn. Cậu bé vừa mới sinh ra đời thì cha đã bị giết, mới vừa đầy tháng mẹ đã phải thả cậu lên bè trôi sông, suýt chút nữa thì bị chết đuối.
Lớn lên đi tìm họ hàng chẳng hề dễ dàng, về sau trên con đường tu luyện tìm chân kinh phải trải qua muôn ngàn sóng gió, hết tai này đến nạn kia. Trên đường đi, Kim Thiền Tử - Đường Tăng thu nạp 3 đệ tử: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh (Sa Tăng). Bốn thầy trò Đường Tăng kiên định tâm cầu Phật pháp, trải qua 81 nạn mới trở về lại được thế giới Phật.
Bốn thầy trò Đường Tăng muốn đắc được quả thì phải trải qua 81 kiếp nạn, gặp qua nhiều con yêu quái để bị chúng hành nhừ tử mà ngộ ra được bài học của riêng mỗi người mà đắc được chân đạo. Ngay cả tới khi thỉnh được kinh nhưng bị thiếu mất 1 kiếp nạn, Bồ tát Quan Thế Âm cũng phải hóa phép ra kiếp nạn lão rùa hất cả đám xuống sông ướt chèm bẹp cho ngộ cái bài học, đã hứa là phải làm, sống ở đời đừng nên thất hứa.
Bởi trước đó, trên đường đi thỉnh kinh khi Đường Tăng đi tới một con sông nọ, do không có thuyền qua sông nên đã nhờ một lão rùa to lớn trở, Đương Tăng lúc này có hứa với lão rùa khi gặp Phật Tổ sẽ hỏi hậu vận lão sống thọ bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên, đến khi gặp được Phật Tổ thầy trò Đường Tăng đã quên hỏi việc này, chính vì sự thất hứa này nên lần trở thầy trò Đường Tăng quay về lão rùa đã nổi giận hất hết cả đám xuống sông.
Có thể thấy Đường Tăng là người một lòng hướng thiện, tâm sáng như gương, không vướng bụi trần. Ấy vậy mà cả đời Đường Tăng lại thất hứa điều này cho thấy con người ai cũng có sai lầm, không thể nào thập toàn thập mỹ được, phải thường xuyên tu luyên, biết sai mà sửa để hoàn thiện chính mình.
Quốc Tiệp (t/h)