Nguy hiểm không ngờ từ bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam

Nguy hiểm không ngờ từ bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 7, 21/10/2017 06:30

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong những năm gần đây, bệnh béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên đã nổi lên như một đại dịch toàn cầu và là vấn đề sức khỏe tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Theo thống kê của hội Dinh dưỡng Việt Nam, béo phì từ trẻ em tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở TP.HCM đã gia tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua, từ 3,7% (năm 2000) lên 11,5% (năm 2013) và tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh phổ thông tại TP.HCM tăng gấp đôi, từ 11,6% (năm 2002) lên 21,9% (năm 2009).

Trao đổi với phóng viên bên lề “Hội thảo Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ em: Lời cảnh báo từ chuyên gia”, TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh rằng, hệ lụy của béo phì rất nguy hiểm.

Béo phì gây ra nhiều hậu quả y khoa: Không dung nạp glucose, rối loạn lipid máu, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu - thoái hóa mỡ gan hoặc viêm gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, sỏi mật, đau đầu giả u não Cơ học, chứng ngưng thở khi ngủ…

Cũng theo TS.Từ Ngữ, người Việt Nam hiện nay đang không biết ăn đúng cách, không coi trọng bữa ăn gia đình. Khi bữa ăn gia đình càng ít đi thì sẽ tăng nguy cơ dinh dưỡng không cân đối, thừa năng lượng và thiếu vi chất….

Thừa cân béo phì có liên quan mật thiết tới chế độ ăn và dinh dưỡng không cân đối.

“Phòng ngừa và quản lý bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và người lớn không chỉ đơn giản là ăn ít đi – hoạt động nhiều hơn. Trên thực tế, phòng ngừa béo phì là một cuộc chiến tốn thời gian, khó khăn, nhiều phụ huynh rơi vào bực bội, bế tắc.

Cũng như vấn đề dinh dưỡng, ăn hôm nay không phải ngày mai khỏe, thậm chí ăn hôm nay mấy chục năm sau mới biết ai yếu, ai khỏe”, TS.Từ Ngữ nói.

Để phòng thừa cân béo phì cần phải xây dựng một chế độ ăn khoa học, chia khẩu phần ăn nhỏ giúp trẻ có thể ăn hết và ăn đủ. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ nhỏ ăn rau, đây là cách giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường vi chất.

“Bữa sáng chúng ta nên uống một ít sữa bò, ăn một ít sữa chua, ăn hoa quả sau đó ăn một chút phở. Bữa cơm tối nên là bữa ăn vừa đủ, cân đối chất, không ăn quá no, dinh dưỡng hợp lý cần phải kết hợp với tập luyện mới phát huy được tác dụng. Ngoài ra, các gia đình không nên tích trữ thức ăn quá nhiều trong tủ lạnh tránh làm mất đi dưỡng chất”, TS. Từ Ngữ nói.

Dinh dưỡng - Nguy hiểm không ngờ từ bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam

Ảnh minh họa

Đồng quan điểm với TS. Từ Ngữ, TS. Lê Thị Nhung, khoa Dinh dưỡng Học đường, viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, chế độ ăn của trẻ nhỏ nhiều năng lượng thiếu vi chất (rau xanh, hoa quả tươi) sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

Nguyên nhân thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ còn do thói quen đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn tăng đường huyết cao nhưng lại ít hoạt động.

Đặc biệt, ở một số gia đình thay vì quan tâm tới chiều cao của con thì hiện nay các ông bố bà mẹ thường chỉ quan tâm tới cân nặng. Ông bà, bố mẹ thích trẻ bụ bẫm, tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ.

Rất nhiều trẻ phải ăn nhiều, ăn trong tình trạng bị stress vì bố mẹ luôn nghĩ ăn những gì tốt nhất cho con. Thậm chí, con đã thừa cân nhưng vẫn muốn tăng cân.

“Nhà trường phải xây dựng bữa ăn học đường đa dạng, cân đối, phòng chống thiếu vi chất cho trẻ bằng cách tăng rau xanh trong các bữa ăn, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ngay từ lúc nhỏ. Trẻ nhỏ cần phải tăng cường hoạt động thể chất để tăng cường sức bền cho cơ thể”, TS. Nhung nói.

Cùng bàn về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Thị Lan Phương – viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, bệnh béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên đã nổi lên như một đại dịch toàn cầu và là vấn đề sức khỏe tại các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, trong thập niên vừa qua các nghiên cứu cho thấy khuynh hướng gia tăng thừa cân, béo phì. Béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi trưởng thành.

“Đối với trẻ em, lứa tuổi học đường, ăn uống không chỉ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và sức khỏe mà còn gián tiếp tác động đến khả năng tiếp thu và thành tích học tập của trẻ.

Ăn uống lệch lạc dù là thiếu hay thừa đều dẫn đến hậu quả như suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và béo phì và nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng.

Để giúp phát triển tốt về thể chất và trí lực, trẻ cần được cung cấp đầy đủ, đa dạng và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng và đóng góp vào sự phát triển thể chất và trí lực ở trẻ”, Ths. Nguyễn Thị Lan Phương nói.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.