Nguyên nhân nấc cụt
Theo Sức khỏe & Đời sống, nấc cụt là sự co thắt đột ngột, vô thức của cơ hoành, làm cho thanh thiệt bị đóng mạnh và nhanh, gây ra một tiếng động đặc biệt. Nấc chỉ là một chứng đơn độc, nhưng cũng có khi là một dấu hiệu lâm sàng của một số bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân gây nấc là do sự kích động dây thần kinh cơ hoành - một cơ rộng ngăn cách khoang bụng và ngực. Cơ hoành là bộ phận quan trọng tham gia trong quá trình nấc. Thần kinh cơ hoành có hai phần: Phần trung tâm nằm trên não, phần ngoại biên là hai dây thần kinh đi từ cổ xuống ngực.
Thông thường mỗi đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 - 2 ngày và tần số nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2 - 60 lần mỗi phút, có những trường hợp kéo dài nhiều năm. Nếu nấc cụt chỉ diễn ra từ vài phút đến trong vòng 24 giờ thì đây là hiện tượng bình thường, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý. Nếu bị nấc cụt thường xuyên, tái diễn nhiều lần và kéo dài nhiều giờ thì hãy đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nấc cụt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do cảm xúc hay tình trạng thể chất. Khi ấy, tình trạng kích thích xảy ra trên dây thần kinh kết nối não với cơ hoành. Một số nguyên nhân gây nấc cụt phổ biến bao gồm:
- Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
- Cảm thấy hồi hộp hay phấn khích quá mức
- Uống đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa cồn.
- Căng thẳng (stress).
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- “Nuốt” nhiều không khí vào miệng trong khi ăn uống.
- Đói trong thời gian dài.
- Ăn uống đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay...
Thông tin trên Dân Trí, nấc liên tục có thể gây khó khăn cho ăn uống. Điều này có thể dẫn đến sụt cân. Ngoài ra, nấc có thể gây khó ngủ, nếu kéo dài có thể khiến bạn kiệt sức...
Mẹo hay trị nấc cụt
- Nên uống từng ngụm nước liên tục và lấy tay bịt mũi, cách này cực kì hiệu quả đó nghe.
- Thử nín thở một lúc hết sức thì thôi.
Trúc Chi (t/h)