Đức Phật quý trọng mọi phụ nữ
Trong câu kệ của 42 bài không thuộc kinh tạng Pali, Đức Phật có nói: Khi nói về nữ giới, hãy thể hiện bằng sự trong sáng của con tim. Trong thế giới đầy phiền não này, ngài muốn giống như một đóa huệ trong sạch, không bị vây tanh mùi bùn trong đầm hoa đang mọc. Ngài nói, nếu là một người phụ nữ già nua, hãy xem như mẹ mình. Nếu người ấy là một bà chủ, hãy cư xử bằng một tình cảm của người em dành cho người chị. Nếu người phụ nữ ấy xuất thân thấp kém, hãy xem họ như em gái mình…
Đức Phật sinh thời đã nhiều lần đề cập đến thân phận của người phụ nữ. Trong xã hội mà một bé gái sinh ra được xem là thảm họa, Đức Phật đã dạy rằng: có một số thiếu nữ đôi khi còn tốt hơn nam giới. Thiếu nữ khi trưởng thành có trí tuệ và đức hạnh được cha mẹ chồng vị nể. Họ có thể sinh ra một anh hùng của một quốc gia. Ngày đã nói lời này khi đức vua Pasedali nước Kosala thất vọng vì nghe tin hoàng hậu sinh hạ con gái.
Theo tư tưởng Phật giáo, phụ nữ không phải là tài sản hay vật sở hữu của người chồng. Phật giáo giải phóng phụ nữ để tồn tại độc lập trong xã hội. Trong cuộc sống gia đình, tình yêu được xem là vấn đề then chốt. Trong công việc, vai trò của người vợ và người chồng phải có sự tương hỗ lẫn nhau. Người chồng phải tin tưởng và xem vợ mình như một “vị thần” trong nhà. Người vợ cũng cần có trách nhiệm vun vén cho tổ ấm của mình, giúp con cái hòa nhập xã hội là bổn phận quan trọng của người mẹ. Ngài nói món quà quý giá nhất của đàn ông trên thế giới này chính là có được một người vợ tốt.
Đức Phật còn nói, những người độc thân, góa bụa không có giới hạn về quyền và bổn phận đối với việc sinh con hay nuôi con. Chức năng làm mẹ là bản chất của tất cả giống cái, là thiên chức của người phụ nữ. Ngay cả phụ nữ không có con cái thì họ vẫn có thiên chức làm mẹ, họ vẫn cần được kính trọng như bao phụ nữ khác.
Đức Phật dạy rằng cả phụ nữ lẫn nam giới đều có khả năng chứng quả giải thoát như nhau, không là đặc quyền cho một giới tính nào. “Bất luận nam hay nữ, cỗ xe chánh pháp cũng chờ đón họ thẳng tới niết bài”, ngài khẳng định.
Tuy nhiên, kinh sách có ghi lại chuyện Đức Phật từng từ chối đến lần thứ ba nguyện vọng xin xuất gia của một phụ nữ. Vì ngài biết rằng, việc từ chối này sẽ khiến người nữ càng củng cố thêm lòng quyết tâm, và cơ đó chính là cơ hội tốt để ngài cho phép thành lập Ni chúng. Mặt khác, phụ nữ được xem như nhân vật không thể thiếu trong gia đình, nội trợ. Nếu cho phép họ xuất gia, sẽ có rất nhiều phụ nữ khác xin xuất gia, điều đó gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Rõ ràng, Đức Phật chưa bao giờ nhìn nhận người phụ nữ có vị trí thấp hèn trong xã hội. Ngài đặt vị trí của người mẹ và người cha ngang nhau khi so sánh với trời. Hẳn là việc đề cao phẩm giá người phụ nữ lên địa vị Phật sống trong nhà ở một vài quốc gia theo đạo Phật, cho thấy Phật giáo luôn tôn kính và quý trọng phụ nữ.
Nhìn vợ, người yêu như nữ Phật
Để luận giải cho quan niệm của Đức Phật khi cho rằng người vợ cần được xem như một vị thần trong nhà, phẩm giá người phụ nữ được đưa lên địa vị Phật sống, người viết mạn phép lấy một dẫn chứng cụ thể. Trong bài viết “Nhìn vợ, người yêu như nữ Phật”, tác giả lấy bút danh Trong suốt, trên trang web trongsuot.com có đề cập nhiều đến hai từ “hạnh phúc”. Theo tác giả, hạnh phúc chân thực không bắt buộc phải có một điều kiện nào. Bạn không thể hạnh phúc nếu còn tin rằng phải có đối tượng nào đó mới làm mình hạnh phúc. Cho nên, con người ta cần tu hành không phải chỉ để hiểu biết suông mà còn phải chuyển hóa được cảm xúc, mới là công phu chân thật.
“Một vị Phật có thể giảng cho bạn nhận ra rằng hạnh phúc chân thật thì không còn phụ thuộc vào đối tượng nào. Trước khi bạn thực hiện được điều này, Ngài sẽ hiện ra như vợ, như người yêu, những người mà bạn gắn bó nhất để giúp bạn học cho được bài học đó”, tác giả viết.
Trong cuộc đời, người vợ hay người yêu, những người ta gắn bó sẽ là đối tượng giúp ta nảy sinh các cảm xúc mạnh mẽ mỗi ngày. Nếu một người xa lạ nhận xét không tốt về bạn, bạn thấy bình thường. Nhưng một người mà bạn tin yêu nhất nói điều gì không tốt về bạn, bạn lập tức cảm thấy buồn bã, chán nản, thất vọng,… Đó chính là cơ hội, vừa như phương tiện để ta nắm lấy và chuyển hóa ngay trong lúc đó. Thay vì để cơn giận khống chế, hãy hành động như một lời dạy và chủ động chuyển hóa chính cảm xúc đó để học bài học mà nó mang tới.
Người vợ, người yêu đem đến cho bạn một cơ hội mà người thường không có được. Bằng việc này, họ chính là một vị Phật đối với bạn.
Nguyễn Hữu Lâm (Trong suốt)