Những bất lợi mới nảy sinh của nền kinh tế Việt Nam

Những bất lợi mới nảy sinh của nền kinh tế Việt Nam

Thứ 2, 06/05/2013 14:39

Đất nước ta đang đi vào thời kỳ phát triển mới với nhiều thách thức và cạnh tranh khốc liệt, đó là đánh giá của các chuyên gia kinh tế về vận mệnh mới của nền kinh tế nước ta.

Tại cuộc hội nghị mới đây về đa dạng hoa trong chiến lược kinh doanh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: “Đất nước ta từ năm 2010 đã bước ra khỏi ngưỡng nghèo, trở thành nước thu nhập trung bình (MIC) với những lợi thế nhất định nhưng đi kèm với đó là những bất lợi mới nảy sinh”.

Theo đó, với chiến lược phát triển nhanh và bền vững 2011 – 2012, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đồng thời sẽ hoàn thiện thể chế kinhh tế thị trường với hệ thống chính sách và đòn bẩy mới để tham gia sâu rộng hơn vào các hợp tác khu vực, thương mại quốc tế, quan hệ kinh tế với các đối tác quan trọng.

“Nền kinh tế nước ta sẽ chịu nhiều tác động hơn từ những biến động thị trường, thách thức và những thời cơ mới khi nền kinh tế khu vực và thế giới hồi phục và đi vào chu kỳ phát triển mới”, bà Phạm Chi Lan nhận định.

Bất động sản - Những bất lợi mới nảy sinh của nền kinh tế Việt Nam Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại hội thảo kinh tế mới đây

Cũng theo chuyên gia kinh tế này thì Việt Nam sẽ bước vào những cuộc chơi mới từ năm 2015 giữa lúc khu vực và thế giới liên tục có những thay đổi. Vì thế, câu hỏi đặt ra là thời gian còn lại liệu có đủ để nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng cho cơ hội, thách thức mới ở tầm quốc gia và doanh nghiệp?

Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, “phải rất nghiêm túc, khẩn trương đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu kinh tế và doanh nghiệp”.

Cụ thể, để phát triển nền kinh tế, cần phải duy trì tăng trưởng và tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình (“có thể tiến vào vùng nguy hiểm trong thập kỷ tới”). Phải khắc phục những nút thắt về thể chế, nhân lực, hạ tầng và tình trạng bất bình đẳng gia tăng, đồng thời phải thay đổi chiến lược và mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Cần thực hiện những chuyển đổi cần thiết như chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa, từ tích lũy sang sáng tạo, từ kỹ năng cơ bản sang kỹ năng tiên tiến và từ nhân trị sang pháp quyền”, bà Phạm Chi Lan chỉ ra các giải pháp chiến lược.

Ở một góc nhìn khác ông Phạm Đình Đoàn – tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái, phó chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cho rằng: “Môi trường kinh doanh hội nhập tạo ra các cuộc cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động chuyên nghiệp, bài bản hơn và quan trọng là phải có một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, lâu dài”

Với những xu thế phát triển và cạnh tranh mới, rõ ràng việc các doanh nghiệp đang gánh trên mình những sức ép mạnh mẽ từ nhiều phía là hoàn toàn có cơ sở. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp thế nào để trụ vững và phát triển trong giai đoạn đầy “nhạy cảm” của nền kinh tế.

> Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái nói về phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Phan An

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.