Tôi lớn lên trong một trang trại thuộc miền Tây Công quốc Saint Louis. Vào thập niên 50 gia đình chúng tôi bắt đầu sự nghiệp từ nghề nuôi bò thịt. Nếu các bạn đã từng quen biết với nghề chăn nuôi gia súc, chắc chắn các bạn đều biết rằng, con đường duy nhất để tìm ra được tiền trong ngành nông nghiệp là tự mình trồng trọt lấy thức ăn để nuôi chúng.
Chúng tôi nghiền thức ăn bằng cối xay, rồi cho vào đó nhiều vitamin và khoáng chất. Cách thức chuẩn bị thức ăn của chúng tôi cho bò như vậy đấy. Sáu tháng sau có thể mang chúng ra chợ bán. Trước đó chúng tôi tiến hành chọn lọc, dành cho những con bò tốt nhất để lại cho mình. Nhờ vậy các bạn hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra? Bữa ăn của chúng tôi không hề bổ sung hay khoáng chất nào vào khẩu phần ăn nào cả, mà gia đình tôi vẫn sống mạnh khoẻ, tất cả đều trẻ trung, ai cũng cảm thấy mình có thể sống được đến trăm tuổi, bản thân tôi lúc đó rất ngạc nhiên khi so sánh với khẩu phần ăn có vitamin và khoáng chất của bò.
Một hôm tôi hỏi cha tôi: “Cha à! Vì sao cha không cho thêm vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn của chúng ta như đối với những con bò vậy?”.
“Hãy im lặng, con nghe đây, có gì đâu, nếu hàng ngày con ăn đều những thức ăn tươi và uống sữa trong trang trại của chúng ta thì việc bổ sung chúng là không cần thiết. Cha tin con hiểu được điều đó!” (cũng sẽ như vậy nếu ta nuôi gia súc cho ăn kèm thêm các chất kích thích).
Đương nhiên tôi không muốn quấy rầy ông thêm, và từ đó về sau, tôi cũng không bỏ bữa ăn trưa, ăn tối nào nữa.
Sau đó tôi vào học ở trường đại học Nông nghiệp. Tốt nghiệp tôi trở thành chuyên gia chăn nuôi, trồng trọt và thổ nhưỡng. Thời gian sau tôi đi Châu Phi trong 2 năm. Ở đây tôi có dịp thực hiện những ước mơ thời trẻ của mình. Tôi được làm việc với Maur Parkinson. Có lẽ nhiều người trong các bạn còn nhớ đến ông qua các sách viết của ông, đó là một nhà khoa học vĩ đại!
Qua hai năm làm việc ở đó, tôi nhận được điện mời về làm việc ở sở thú Sain – Louis. Viện chăm sóc sức khoẻ quốc gia trích cho sở thú một số tiền vay 78 triệu đô la và họ cần đến các bác sĩ thú y để chuyên giải phẫu những con vật bị chết tự nhiên. Tôi đồng ý chuyển sang đó công tác. Tất nhiên nhiệm vụ của tôi không chỉ là nhiệm vụ cho sở thú này, mà còn làm việc cho các sở thú khác nữa, như sở thú: Brookword, Chicago, NewYork vv… Nhiệm vụ của tôi không chỉ giải phẫu những con vật bị chết tự nhiên mà còn tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm về sự ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến chúng, vì vào những năm đầu thập niên 60, hầu như người ta không để ý gì về vấn đề sinh thái và những thảm hoạ do chúng gây ra.
Thế là tôi tuần tự tiến hành 17 ngàn ca phẫu thuật trên con người và động vật chết tự nhiên, nhằm nghiên cứu các nguyên nhân. Qua một thời gian làm việc đó, tôi đi đến kết luận như sau: “Cái chết của con người và động vật nói trên là do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng (deficit nutritif)!”.
Các kết quả phân tích hoá, sinh học với những số liệu chính xác đã chứng minh rằng cái chết tự nhiên xảy đến là do dinh dưỡng không đúng cách. Do vậy không có gì là ngạc nhiên khi tôi đưa các bạn trở lại câu chuyện những con bò.
Tôi đã viết 75 bài báo và các công trình khoa học, hợp tác với một số tác giả để viết 8 quyển sách giáo khoa và một quyển do tôi tự soạn lấy. Người ta bán quyển sách của tôi cho các sinh viên trường Y với giá 140 USD. Tôi đã viết 1700 tờ báo và tạp chí, đồng thời phát biểu cả trên vô tuyến truyền hình.
Nhưng khổ nỗi vào thập niên 60, các công trình khoa học về dinh dưỡng ít được công chúng lưu ý tới. Không biết phải làm gì bây giờ, tôi đành phải đi học lại, và sau đó đã trở thành bác sỹ y khoa. Nhờ vậy tôi có dịp vận dụng tất cả những điểu hiểu biết về dinh dưỡng mà tôi có được từ hồi còn học ở trường thú y. Cho nên không có gì là lạ vì sao tôi nghiên cứu thành công đề tài này.
Tôi sống 15 năm ở Tormoond, bang Arigon, làm công việc bình thường của một thầy thuốc lâm sàng. Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn những điều hiểu biết, những kết luận thu được trong vòng 10 –12 năm đó . Nếu từ đây các bạn chỉ rút ra 10% những điều tôi nói, các bạn sẽ tránh được cho mình rất nhiều bất hạnh, khổ đau, tốn kém tiền bạc và có thể kéo dài cuộc sống của mình trong nhiều năm.
Sở dĩ người ta không sống được lâu theo tiềm năng sẵn có của họ là vì bản thân họ thiếu những cố gắng cần thiết đấy thôi!
Tiến sĩ Wallach, người được đề cử Nobel y học 1991