8% thanh niên Mỹ đến ăn ở McDonald’s
McDonald’s phục vụ khoảng 45 triệu người mỗi ngày trên toàn thế giới - với doanh thu trên 20 triệu đôla ở nước Mỹ và hơn 25 triệu đôla ở toàn bộ các nước khác. Cứ cách nhau 8 tiếng lại có thêm một cửa hàng McDonald’s được khai trương ở đâu đó trên thế giới.
Trung bình ngày có khoảng 8% thanh niên Mỹ đến ăn ở McDonald’s. Cửa hàng “MeSki” đầu tiên được khai trương ở Lindvallen, Thụy Điển năm 1996, tại đây khách hàng có thể thưởng thức chiếc bánh BigMac, ca cao nóng hay một miếng bánh táo trên con đường dốc trượt mà không cần phải cởi bỏ các dụng cụ trượt tuyết.
Việc đầu tư 2,250 đô la Mỹ cho 100 cổ phiếu của McDonald’s năm 1965 đến ngày 30 tháng 9 năm 1999 đã tăng lên 74,360 cổ phiếu và trị giá là 3.2 triệu đô la Mỹ. Ronald McDonald có thể nói được hơn 25 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Quảng Đông, Bồ Đào Nha, Hindu, Talalog và tiếng Nga. Từ năm 1984, các tổ chức nhà từ thiện mang tên Ronald McDonald’s (RMHC) – Ronald McDonald đã đóng góp gần 250 triệu đô la Mỹ với mục đích tài trợ các chương trình vì trẻ em.
Thành công dựa vào ý tưởng
Từ một cửa hàng gia đình phục vụ đồ ăn rất nhỏ, McDonald’s đã phát triển thành một hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh với giá trị hàng tỉ đôla Mỹ. Khi mà bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh của McDonald's thì khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng chính là thành công lớn nhất của họ.
Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt. Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Loại bánh xăng-uých “File-O-Fish” này được bán đầu tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất cả các cửa hàng McDonald’s khắp thế giới.
McDonald's -“cây cổng vàng “M” kinh điển”.
Tiếp theo đó, năm 1968 thì Big Mac - món bánh sandwich thành công nhất của McDonald được làm bởi nhà hàng Jim Deligatti thuộc Pittsburg. Và 9 năm sau, cũng nhà hàng trên, họ phục vụ thực đơn bữa sáng cho những người lái xe. Và điều này đã làm thay đổi thói quen ăn sáng của hàng triệu người Mỹ. Những phát triển gần đây Sự đổi mới và sáng tạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự lớn mạnh của thương hiệu McDonald’s. Công ty có những đầu tư cực lớn trong công nghệ và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Đột phá lớn nhất của McDonald's là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô. Ý tưởng trên xuất phát từ nhu cầu giải quyết khó khăn về việc bán hàng trong khu vực đó, khi mà ở căn cứ quân đội gần đó không cho phép quân nhân xuống xe khi mặc quân phục. Và ý tưởng này đã thành công ngay lập tức.
Ngày nay, việc kinh doanh các cửa hàng McDonald's nhờ ý tưởng trên chiếm hơn một nửa công việc kinh doanh của họ. McDonald's phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald's luôn luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng. Trong thực đơn của các nhà hàng McDonald’s ở Mỹ có thêm cả bia, gà, cá, salát và các món ăn chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống nóng và lạnh với nhiều mùi vị khác nhau. McDonald’s là cửa hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả thành phần thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả các sản phẩm của họ.
Năm 2000, McDonald's cho ra đời một số sản phẩm mang tính chất đổi mới như McSalad, Shaker và Fruit N’Yogurt Parfaits (Kem sữa chua Trái cây), dễ ăn hơn trong những lúc bận rộn. Khuyến thị Ngay từ những ngày đầu tiên, McDonald’s đã nhận ra tầm quan trọng của “Marketing” trong quá trình xây dựng thương hiệu. Giống như Ray Kroc đã nói: “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là Marketing, một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”.
Quảng cáo tất nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thành công nhưng cũng không thể tách nó ra được. Cho tới tận bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi của McDonald’s luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng. McDonald’s thể hiện khả năng hiếm có khi kinh doanh như một “retailer” – “người bán lẻ” nhưng mang tư duy của thương hiệu, họ vẫn đạt được doanh số bán hàng ngay thời điểm hiện tại, trong khi đó vẫn xây dựng và bảo vệ danh tiếng thương hiệu về lâu dài.
Việc quảng cáo trên tivi đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi hình ảnh thương hiệu của McDonald’s từ một công ty đa quốc gia thành một thành viên của xã hội. Qua chương trình quảng cáo đó, McDonald’s đã tạo được sự thiện cảm của khách hàng dựa trên lòng tin, sự ấm cúng và tính nhân bản mà không một đối thủ cạnh tranh nào của họ làm được. McDonald’s còn tham gia tài trợ cho các chương trình thể thao, đặc biệt là các sự kiện thể thao có uy tín trên thế giới như World Cup và Olympic Games để củng cố thêm sức mạnh tầm cỡ quốc tế của thương hiệu, ngoài ra McDonald’s còn tham gia các chương trình tài trợ khác nhau tùy theo từng khu vực.
Ông chủ McDonald’s: “Tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản!”…
Thêm vào các chiến dịch quảng cáo và khuyến thị của từng quốc gia, McDonald’s còn cam kết một cách chắc chắn với niềm tin mạnh mẽ của Ray Kroc rằng McDonald’s sẽ có những đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng với các hoạt động địa phương khác nhau, từ các hoạt động buổi sáng dành cho người già tới việc gây quỹ cho các trường học và bệnh viện, v.v…
Giá trị thương hiệu Người sáng lập McDonald’s, Ray Kroc đã phát triển tầm nhìn về thương hiệu dựa trên những thứ hết sức đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đối với việc định hướng khách hàng với khẩu hiệu “Chất lượng thức ăn, Cung cách phục vụ, Vệ sinh và Đáng đồng tiền” (chữ viết tắt: QSC&V) . Đây chính là phương châm dẫn tới thành công của Kroc và khẩu hiệu “QSC&V” này chính là nền tảng lâu dài của thương hiệu McDonald’s. Có thể nói nếu như QSC&V là nền tảng thì “lòng tin” chính là “cơ sở” của McDonald’s.
Đối với khách hàng thì McDonald’s là một thương hiệu “đáng tin cậy”, luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm và luôn biết cần phải làm những gì.Bí quyết thành công của McDonald’s chính là khả năng hiểu được nhu cầu của đa số khách hàng với tính đồng nhất, thể hiện được bản chất của thương hiệu McDonald’s mà không hiểu bằng cách nào nó luôn luôn thích hợp với tất cả các nền văn hoá khác nhau.Với một thương hiệu mạnh như thế, tương lai McDonald’ sẽ còn tiến rất xa.
“Tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh BĐS"
Điều kì diệu là các cửa hàng McDonald’s làm cho các bất động sản họ sở hữu tăng giá trị nhiều lần sau khi mua và ngược lại, các vị trí bất động sản đẹp nhất họ sở hữu sẽ tạo ra sự thành công về lợi nhuận cả trên phương diện thu phí nhượng quyền cũng như thu tiền thuê mặt bằng từ các nhà nhận quyền.
Trên thực tế, McDonald's đang sở hữu 45% và 70% nhà hàng trong chuỗi 34.500 cửa hàng của mình trên toàn thế giới - và đó luôn là nguồn thu rất lớn của hãng thức ăn nhanh trên.
Trong 4 hình thức nhượng quyền mà McDonald's đang thực thi thì hình thức ưu tiên hàng đầu của McDonald's là BFL Frandchises "Business facilities Lease", cấp nhượng quyền dưới hình thức cho thuê cơ sở vật chất kinh doanh.
Thông qua BFL, bên nhận quyền có thể mua lại toàn bộ tài sản sau năm đầu tiên kinh doanh và gia hạn thời gian nhượng quyền kinh doanh thêm 20 năm sau kỳ đầu tiên của hợp đồng. Điều này giúp McDonald's hưởng được một phần chênh lệch giá rất nhiều khi bán lại cho đối tác nhượng quyền của mình.
Ở Ấn Độ và Trung Quốc không cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai, nên tất cả các cửa hàng đều được quản lý bởi đối tác nhượng quyền riếng lẻ và các công ty liên doanh.
Ở Trung Quốc, chiến lược bất động sản của họ là chỉ bán lại những cửa hàng có kết quả kinh doanh tốt cho đối tác chứ không cho thuê như ở thị trường Mỹ. Đối với thị trường Châu Á, chiến lược đầu tư vào bất động sản đều được McDonald's tùy chỉnh theo luật pháp sở tại.
Với cơ chế luật pháp trên, McDonald's còn đưa vào chiến lược kinh doanh của mình chuỗi cửa hàng McExpress và Mccafe tại những trạm tiếp nguyên liệu có vị trí thuận lợi.
Cụ thể hơn, McDonald's đã liên kết với tập đoàn Sinopec của Trung Quốc và một số tập đoàn khác của Ấn độ để quyền chọn mở cửa hàng tại hơn 100.000 trạm cung cung cấp nhiên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ. Cách này đã giúp doanh số bán hàng của hãng tăng vọt tại 2 quốc gia trên.
Hãy nhớ đến câu nói nổi tiếng của Ray Kroc, người sáng lập McDonald’s: “Này các bạn, tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản!”…
Huệ Chi