Nước ép nam việt quất: Với những người đang sử dụng thuốc chống đông máu để điều trị đau tim, đột quỵ hoặc cục máu đông thì hãy tránh uống nước ép nam việt quất. Bởi loại nước ép này có chứa chất flavonoid, hợp chất có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và hiệu quả của thuốc chống đông máu.
Nước ép cam, quýt, chanh: Nước cam, quýt, chanh có chứa nhiều axit, chình ví thế không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm không sieroid (ibuprofen, diclofenac...), trị bệnh đau dạ dày, chúng sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin... vì những kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit. Trong khi đó, kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với dextromethorphan chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.
Nước ép bưởi: Loại nước này phản ứng với hơn 40 loại thuốc khác nhau nên bạn dễ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm sau khi dùng thuốc. Bạn không nên sử dụng nước ép bưởi vào buổi sáng hoặc đang dùng thuốc điều trị cholesterol cao, huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim.
Nước nho ép: Uống nước ép nho chung với thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Nguyên nhân là bởi nước ép nho có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc.
Nước ép táo: Nước ép táo có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu. Bên cạnh đó, với những bệnh nhân đang phải hóa trị hoặc sử dụng thuốc chống cao huyết áp cũng nên không nên sử dụng nước táo hoặc bưởi.
Nước ép dứa: Bạn không nên kết hợp thuốc điều trị loãng máu và nước ép dứa. Nguyên nhân là bởi dứa chứa chất bromelain, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh của thuốc. Chưa kể, bromelain trong dứa phản ứng với thuốc kháng sinh, thuốc an thần điều trị trầm cảm, stress.
Thanh Bình (t/h)