Những người ‘đi qua’ hàng chục mùa dịch chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa virus

Những người ‘đi qua’ hàng chục mùa dịch chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa virus

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 3, 18/02/2020 15:13

Dịch SARS cách đây 17 năm đã qua đi, song vẫn còn đó nhiều kinh nghiệm “nhỏ mà có võ” giúp các chuyên gia y tế tự bảo vệ bản thân khi “lăn xả” vào vùng dịch bệnh.

Việt Nam được thế giới công nhận có nhiều kinh nghiệm trong phòng ngừa và điều trị các bệnh dịch truyền nhiễm mới. Năm 2003, dịch SARS thách thức cả hệ thống y tế các nước phát triển, song “ngôi vị” quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế dịch thành công lại được WHO trao cho Việt Nam.

SARS giờ đã là quá khứ, song nhiều kinh nghiệm đối phó với đại dịch kinh hoàng này đang được áp dụng cho chủng virus corona mới. Vén bức màn bí mật về bệnh, các chuyên gia y tế thấy rằng corona giống SARS tới 80%. Nỗi lo dịch trở lại, nhưng lần này chúng ta đã có kinh nghiệm để bình tĩnh và quyết liệt chống dịch, hạn chế số người nhiễm mới và thêm nhiều ca xuất viện.

Truyền thông - Những người ‘đi qua’ hàng chục mùa dịch chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa virus

Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư chữa trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, nay là Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, từng đi qua hàng chục mùa dịch. Ông cũng là người từng trực tiếp lao vào “cuộc chiến SARS” năm 2003 cho đến Corona bây giờ. 

Khi SARS bùng phát năm 2003, phản ứng trên toàn thế giới là cách ly ngay bệnh nhân vào khu đặc biệt, nội bất xuất ngoại bất nhập; phác đồ điều trị không dùng kháng sinh liều cao, vì không có tác dụng diệt virus. Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà khi đó là Trưởng khoa cấp cứu của Viện Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới (Bạch viện Bạch Mai), đang phải đấu tranh với ban giám đốc bệnh viện vì hướng dập dịch đi ngược với hướng dẫn của WHO. Sau bao cam kết, loạt biện pháp phòng dịch và phác đồ điều trị của ông mới được đưa vào áp dụng.

Trong số này, có nhiều kinh nghiệm giúp các bác sĩ tự bảo vệ sức khỏe phòng lây nhiễm, được rút ra từ bài học 5 bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp hi sinh sau khi lây nhiễm SARS từ bệnh nhân. Thực tiễn đã chứng minh là không có bất kỳ bác sĩ hay bệnh nhân nào của Viện Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới bị lây nhiễm SARS, dù điều kiện trang bị phương tiện bảo hộ khi đó rất thiếu thốn.

Mở cửa phòng thông thoáng

Bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào cũng cần một ngưỡng nồng độ mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, thì mới lây nhiễm. Theo nguyên tắc này, một số bệnh viện thời nay đã có phòng áp lực âm để cách ly bệnh nhân. Song cách đây 17 năm, chưa có các phòng bệnh tiêu chuẩn như vậy.

Để bác sĩ không bị lây nhiễm, thì nồng độ virus do bệnh nhân thải ra không khí và thời gian virus tồn tại trong không khí phải thấp nhất có thể. Thế là thay vì đóng kín cửa và bật điều hòa như Bệnh viện Việt Pháp, bác sĩ Hồng Hà lệnh cho viện mình mở cửa thông thoáng và bật quạt thổi hết virus ra ngoài cho nồng độ virus loãng đi.  

Tương tự như SARS, virus Corona cũng sợ ánh sáng và gió, khó sống sót ở nhiệt độ trên 25 độ C. Áp dụng kinh nghiệm đã qua ở các hộ gia đình hay công sở, mọi người nên mở cửa sổ đón ánh sáng và gió vào nhà, lắp quạt thông gió để không khí có thể đối lưu. Đối với người đi ôtô, nên mở cửa hoặc bật điều hòa trên 25 độ C để tránh ủ bệnh.

Tăng sức đề kháng chống đỡ virus

Các y bác sĩ có thể bị lây nhiễm SARS qua mắt, mũi, miệng. Vì vậy, bác sĩ Hồng Hà yêu cầu ai cũng phải mang trong người một túi tỏi để nhai dần trong ngày. Tỏi rất giàu chất “kháng sinh tự nhiên” allicin, giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại virus cúm của bạch cầu. Tỏi càng nhai càng sinh ra nhiều hàm lượng allicin và phát huy công dụng tăng đề kháng tốt nhất.

Ăn tỏi cũng là một trong những biện pháp tăng sức chống đỡ với virus của bác sĩ Võ Văn Bản, thời điểm đó là Phó Tổng giám đốc Bệnh viện Việt Pháp. Năm 2003, viện phải tự đóng cửa cách ly để điều trị cho 35 bệnh nhân và cán bộ y tế nhiễm SARS. Có thời gian 3 tuần liên tục, bác sĩ Bản rời nhà từ sáng sớm và tối vẫn về nhà, nhưng không cho phép mình gặp vợ con để tránh lây lan. Cũng là nhân viên y tế, bà xã ông luôn chuẩn bị một bát tỏi tươi hoặc nước rau diếp cá để giúp chồng phòng bệnh theo dân gian.

SARS là bệnh truyền nhiễm nên có giai đoạn bệnh nguy kịch; và bệnh nhân SARS không chết vì virus mà chết vì nhiễm khuẩn khi cơ thể bị suy yếu. Khi đó tại Viện Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới, các bệnh nhân diễn biến nặng phải nằm tại phòng hồi sức cấp cứu để được theo dõi sát sao, điều trị hỗ trợ tích cực. Chỉ khi bệnh nhân đã thuyên giảm, không còn suy hô hấp nguy hiểm đến tính mạng mới được chuyển lên khu cách ly.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ tích cực cho SARS bao gồm: thở oxy, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập, điều trị kháng sinh chống bội nhiễm, sử dụng corticoid cho những trường hợp mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển người lớn (ARDS) để cải thiện lượng oxy hóa máu và chống xơ phổi, điều trị các bệnh nền, nâng cao thể trạng, chăm sóc dinh dưỡng…

Truyền thông - Những người ‘đi qua’ hàng chục mùa dịch chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa virus (Hình 2).

TPBVSK Kovir chứa đến 270mg dịch chiết tỏi, 156.4 mg sữa non và nhiều thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ bổ sung kháng thể, tăng cường sức đề kháng; hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh và triệu chứng bệnh do virus. 

Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng " Đánh giá hiệu quả của sản phẩm Kovir trong điều trị các bệnh cúm và các bệnh do virus" do Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Văn Quế chủ nhiệm đề tài trên 110 người sử dụng; An toàn cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ. 

Chi tiết xem thêm tại Website: Saothaiduong.com.vn

Hotline tư vấn: 18001799

Hiện tại Sao Thái Dương đang có chương trình tặng sữa tắm thảo dược NATURE QUEEN  xuất khẩu Mỹ trị giá 150.000 đ. Sữa tắm chứa các loại tinh dầu thiên nhiên để làm sạch cơ thể, sạch không khí, tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.