Người bị thừa cân, béo phì: Nhiều người nghĩ ăn chuối sẽ giúp nhuận tràng nhưng trên thực tế loại quả này lại khiến chứng táo bón thêm nặng hơn. Người bị tiêu chảy cũng nên kiêng ăn chuối vì lượng xơ mềm, oligosaccarid trong loại quả này giúp nhuận tràng có thể khiến bệnh nặng hơn.
Người bị đau dạ dày: Người có tiền sử đau dạ dày nên hạn cế ăn chuối tiêu. Với các loại chuối khác, người bị đau dạ dày cần chọn loại đã chín và không ăn khi đói bụng.
Người bị viêm cầu thận, suy thận: Lượng kali trong chuối lớn nên loại quả này không thích hợp với những người bị bệnh về thận, không cân bằng được lượng kali trong máu.
Những người bị suy thận cũng nên tránh các thực phẩn giàu kali như đậu nành, đậu xanh, sầu riêng, rau khoai lang, cá ngừ, cá thu, cá chép, gan lợn, thịt bò…
Các thực phẩm nói trên sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu khiến nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Người đang bị đau đầu: Chuối chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin có thể làm giãn mạch máu. Đặc biệt, chuối quá chín sẽ có hàm lượng các chất này cao hơn, ăn nhiều chuối sẽ khiến bạn bị đau đầu.
Người bị tiểu đường, tim mạch: Chuối có hàm lượng đường cao nên người bị bệnh tiểu đường loại 2, người bị bệnh tim mạch, thường xuyên sử dụng thuốc nên hạn chế ăn chuối. Hàm lượng kali trong máu tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Hai lưu ý cơ bản khi ăn chuối:
Không ăn khi đói: Chuối chứa nhiều magie, ăn lúc đói sẽ khiến lượng magie trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magie và canxi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Không ăn quá nhiều chuối: Bạn nên tránh ăn quá nhiều chuối mỗi ngày, việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể gây hại đối với thận, Nếu thận không thể loại bỏ kali thừa trong máu thì có thể gây tử vong.
Minh Hoa (Tổng Hợp)