Bưởi là một loại quả thuộc chi cam chanh, thường có màu xanh lục đậm hoặc xanh nhạt cho tới vàng khi chín. Khi bổ ra, bên trong cùi bưởi có những múi (thường là từ 12 đến 15 múi tùy kích thước quả) gồm vô số tép (có nơi gọi là tôm) mọng nước được bao bọc bởi lớp màng dày.
Khi nghiên cứu quả bưởi, các nhà khoa học đã thấy nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, chúng đều rất tốt cho sức khỏe và giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Một quả bưởi chứa 6 gram chất xơ. Chất xơ cung cấp vi khuẩn tốt cho đường ruột và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Quả bưởi có hàm lượng calo tương đối thấp so với kích thước có vẻ lớn của nó. Bên cạnh đó, bưởi chứa protein và chất xơ cả hai đều có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Do đó, nếu bạn có ý định giảm cân thì bưởi là một lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn kiêng của bạn.
- Bưởi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm vitamin C, naringenin, naringin và lycopene, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
- Bưởi có thể có đặc tính chống lão hóa do hàm lượng chất chống oxy hóa.
- Chiết xuất từ bưởi đã được chứng minh là làm giảm mức độ mỡ trong máu trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm ở người.
- Tinh dầu bưởi có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu liệu nguyên quả bưởi có tác dụng này không.
- Chiết xuất từ vỏ và lá bưởi đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa sự lây lan của ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm ở người là cần thiết để hiểu trái bưởi ảnh hưởng như thế nào đến bệnh ung thư.
Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bưởi cũng giống như những thực phẩm khác cần ăn đúng cách, nếu lạm dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Không ăn khi đói
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi. Nhiều người sau khi giảm cân xong lại phải điều trị chứng đau dạ dày hay bị viêm loét dạ dày bởi ăn bưởi khi đói.
Thời điểm ăn bưởi tốt nhất là sau khi ăn cơm hoặc đã ăn một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Không ăn ngay sau uống rượu, hút thuốc
Trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng những chất kích thích trên. Tốt nhất nên sau 48 giờ thôi không hút thuốc lá, uống rượu nữa mới nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi.
Không ăn khi đang dùng thuốc
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ có nên ăn bưởi hay không. Đặc biệt là bệnh nhân đang sử dụng cho người già, người dùng thuốc mỡ máu. Các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Ngoài ra, một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim,… nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Không ăn cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Ngoài ra, do trong quả bưởi thường có vị chua làm tụ đờm nên những người bị ho, nhiều đờm thì không nên ăn bưởi.
Quốc Tiệp (t/h)