Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì?

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 7, 19/02/2022 19:30

Ngân hàng không thể chủ quan khi tỉ lệ bao phủ nợ xấu chỉ được tính toán với các khoản nợ xấu nội bảng, mà chưa tính đến nợ bán cho VAMC và các khoản nợ xấu tiềm ẩn.

Dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài đến nay với diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng sâu tới toàn bộ nền kinh tế, gây những tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trong 5 năm qua, ngành ngân hàng đã xử lý nợ xấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đến ngày 15/8 tới đây, Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực thi hành. Ngày 19/2, báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng hội thảo "Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng" nhằm đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu

Tỉ lệ nợ xấu có xu hướng tăng từ năm 2020

Số liệu từ NHNN cho thấy, cuối năm 2021 tỉ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thì con số này là 3,9%. Tỉ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực. 

Tại hội thảo, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, nợ xấu của hệ thống các TCTD gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch Covid-19. "Đặc biệt, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta trong năm 2021 đã gây ra các tổn thất nặng nề đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân" - ông cho hay.

"Điểm sáng từ hệ thống TCTD là tỉ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành đã tăng mạnh trong vòng 6 năm qua, từ mức 66% cuối năm 2016 lên đến mức 150% nhờ động thái chủ động trích lập dự phòng của các NHTM niêm yết" - TS Cấn Văn Lực phát biểu.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì?

TS Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu của hệ thống các TCTD gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, có những ngân hàng đã tích cực, chủ động trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ các khoản nợ cơ cấu theo thông tư 14 trước thời hạn (như Vietcombank, BIDV) và tỉ lệ bao phủ nợ xấu hợp nhất còn đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay tại một số ngân hàng (Vietcombank đạt 424%, BIDV đạt 219%, ACB đạt 210%…); qua đó tăng "sức đề kháng" cho toàn hệ thống trước những diễn biến khó lường của đại dịch.

"Tuy nhiên, các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung không thể chủ quan khi mà tỉ lệ bao phủ nợ xấu chỉ được tính toán với các khoản nợ xấu nội bảng, mà chưa tính đến các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và các khoản nợ xấu tiềm ẩn từ nợ tái cơ cấu, và khả năng chuyển các khoản nợ từ nhóm 1,2 thành nợ xấu do điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi trong thời gian tới (tỉ lệ nợ xấu gộp cao gấp 3,8 lần tỷ lệ nợ xấu nội bảng cuối năm 2021)" - ông Cấn Văn Lực nói thêm.

Covid-19 khiến bản chất của nợ xấu thay đổi

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Minh Đạt - Phó Tổng Giám đốc MB cho rằng, khó khăn của ngành ngân hàng trong xử lý nợ xấu tồn tại trong nhiều năm cũng đã được hướng dẫn giải quyết. Thu được nợ thì cũng là kênh dẫn vốn mới, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 42 được gần 2 năm thì Covid-19 lại xuất hiện, ông Trần Minh Đạt nhận định: "Đó là cái không may cho ngành ngân hàng. Covid-19 khiến bản chất của nợ xấu có sự thay đổi. Câu chuyện xử lý nợ của các ngân hàng trong bối cảnh đại dịch thực sự là rất khó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu" - ông nói.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì? (Hình 2).

Tại MB, để xử lý nợ xấu trong đại dịch, Phó TGĐ Trần Minh Đạt cho biết đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tập trung cho vay trong những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Tại MB, để xử lý nợ xấu trong đại dịch, ông Đạt cho biết đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tập trung cho vay trong những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. "Chúng tôi cũng tập trung cho vay trong những lịch vực ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ, cơ cấu nợ cho những khách hàng đủ điều kiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước" - ông nói. 

Để nâng cao chất lượng tín dụng, Phó Tổng Giám đốc MB cho rằng, không chỉ là câu chuyện thu hồi nợ mà còn là quá trình xuyên suốt từ lựa chọn ngành nghề/lĩnh vực cho vay, lựa chọn doanh nghiệp tốt, quá trình giám sát/kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích.

"Khi mình đã lựa chọn tốt ngay từ đầu, nợ xấu sẽ ít phát sinh. Ngay cả khi chẳng may có rủi ro trong kinh doanh, nhưng khách hàng tốt, dùng vốn đúng mục đích thì cũng không bao giờ bị mất vốn hết" - ông nói.

"Chuyển từ thí điểm thành luật về thu hồi nợ xấu"

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng đưa ra các giải pháp để xử lý nợ xấu.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, cần rà soát toàn diện các Luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu của TCTD để phân tích, đánh giá những điểm chưa thống nhất, còn mâu thuẫn, đảm bảo hài hòa, kết nối với các quy định của pháp luật khác có liên quan. Đồng thời quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật về xử lý nợ xấu khi phát sinh những quy định khác nhau.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì? (Hình 3).

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, cần rà soát toàn diện các Luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu của TCTD.

Ông Hùng cũng cho rằng với việc ban hành Luật Xử lý nợ xấu, các cơ quan nhà nước có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đề xuất ban hành mới/ sửa đổi/ bổ sung tại từng thời điểm phù hợp (nếu cần thiết) để thiết lập mối liên kết, đảm bảo sự liên thông, kết nối giữa các quy định pháp luật.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề xuất cơ quan soạn thảo xây dựng theo hướng quy định cho phép các TCTD được lựa chọn áp dụng quy định của Luật Xử lý nợ xấu để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trước khi Luật về xử lý nợ xấu được thông qua, có hiệu lực.

Còn theo GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội (đoàn Tp.Hà Nội), để việc thu hồi nợ xấu trong thời gian tới có hiệu quả, cần tiếp tục sử dụng những quy định còn hiệu lực trong Nghị quyết 42.

"Tới đây, cần có chuẩn bị để chuyển từ thí điểm thành luật về thu hồi nợ xấu. Mặt thứ hai là chúng ta phải có những biện pháp quản lý dòng tiền khi các ngân hàng, quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp vay để bảo đảm rằng những dòng tiền đó ngân hàng kiểm soát được. Khi những doanh nghiệp dùng dòng tiền đó tạo ra sản phẩm để tiêu thụ thì dòng tiền vào ngân hàng quản lý được và thu hồi được ngay, cũng tránh tình trạng nợ xấu tăng lên" - ông Cường nêu rõ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.