Trước khi cuộc cách mạng này diễn ra, những người nông dân ở Ấn Độ đã đi theo nông nghiệp GMO và nhận lấy những kết quả tồi tệ. Công nghệ GMO không đem lại năng suất cao như những lời tuyên truyền quảng cáo mà đem lại những ảnh hưởng xấu đến các cây trồng xung quanh. Từ đó năng suất của cả vùng đều bị sụt giảm.
Thành phần quan trọng trong nông nghiệp GMO là chất diệt cỏ glyphosate gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây trồng khác đồng thời còn là tác nhân gây ung thư. Vì thế, những người nông dân của Ấn Độ sau thời gian dài theo đuổi nông nghiệp GMO đã ngập trong nợ nần.
Nhiều người trong số đó buộc phải chuyển sang phương pháp canh tác hữu cơ và họ không ngờ năng suất lại tăng cao đến như vậy. Chằng hạn, trên một hecta, gia đình ông Sumant Kumar đã sản xuất được 22,4 tấn gạo.
Con số này vượt xa sản lượng mà các công ty GMO đạt được. Bí quyết của ông Kumar và những nông dân giống như ông là do họ đã sử dụng phương pháp System of Rice Intensification hay SRI (hệ thống tăng cường sản lượng gạo). Đây là phương pháp trồng lúa hữu cơ mới.
Phương pháp này có một số kỹ thuật canh tác như tạo khoảng cách rộng giữa những cây lúa theo hình vuông, cây lúa được thụ phấn hoàn toàn tự nhiên, không để ruộng ngập nước như phương pháp truyền thống, sử dụng máy làm cỏ quay,... Những kỹ thuật này đã giúp người nông dân thích ứng được với điều kiện thời tiết khó dự báo, từ đó năng suất lúa tăng cao hơn.
Như vậy có thể thấy phương pháp canh tác hữu cơ hoàn toàn có thể thay thế công nghệ GMO khi có chi phí thấp hơn, năng suất cao hơn, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường tốt hơn.