Nuôi loài đặc sản núi rừng bỏ túi tiền tỷ
Trước khi bén duyên với nghề nuôi dúi ông Nguyễn Văn Chúc từng trải qua nhiều nghề, đặc biệt có thời gian dài theo nghề xây dựng. Cũng từ đây mang đến cho lão nông này một nghề mới mà thu nhập rất tốt.
Bắt đầu từ năm 2003 ông Chúc từ bỏ nghề xây dựng chuyển hẳn sang nuôi dúi. Nói về cơ duyên, ông Chúc cho hay, trong thời gian làm nghề xây dựng, ông Chúc có xây nhà cho một chủ trang trại nuôi dúi ở Tây Bắc, thấy hiệu quả kinh tế cao nên ông đã bắt đầu tìm hiểu rồi quyết định chuyển hướng sang nghề chăn nuôi loài vật hoang dã này.
Khi mới khởi nghiệp "chân ướt, chân ráo" ông Chúc chỉ dám nuôi số lượng ít rồi nhân đàn và phát triển trang trại ở khu vực phía Bắc. Sau khi trải qua 20 năm kiên trì học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, đến nay ông Chúc đã là chủ chuỗi trang trại chăn nuôi đặc sản núi rừng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó điển hình là Cần Thơ, Nghệ An và Hà Nội.
"Riêng trang trại ở Cần Thơ, ngoài nuôi don thì tôi còn nuôi kết hợp thêm 2 loài đặc sản khác đó là dúi và chồn. Trong đó, có 100 con chồn hương, 120 con dúi bố mẹ và trên 1.000 con con", ông Chúc chia sẻ với Lao Động.
Có trong tay nhiều trang trại nuôi dúi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, nông dân Nguyễn Văn Chúc chia sẻ với bà con nông dân bí quyết làm giàu từ vật nuôi quen thuộc này. Việc chăn nuôi ở khu vực miền Tây khá thuận lợi, từ khí hậu cho đến nguồn thức ăn. Để trang trại ngày càng phát triển ông tận dụng chuồng trại sẵn có kết hợp làm chuồng quây lưới để nuôi. Chăn nuôi dúi cũng như chăm sóc và nuôi don ngày cho ăn 2 lần.
"Giống dúi được tôi chọn nuôi là dúi má đào Thái và dúi mốc, riêng loài này là không cần phải cho ăn thêm buổi tối. Loài chồn mỗi năm sinh sản 2 lần, còn dúi thì sinh sản 3 lần mỗi năm. Các loài này sau một năm nuôi là có thể xuất bán, dúi má đào Thái sẽ đạt trọng lượng từ 3 - 5kg/con, và chồn từ 7 - 8kg/con", ông Chúc cho hay.
Thông thường dúi má đào có giá bán tuỳ giống dao động từ 500.000 - 800.000 đồng/kg; don có giá từ 1,4 - 1,8 triệu đồng/kg; chồn có giá 1,9 - 2 triệu đồng/kg. Có trong tay những trang trại nuôi dúi tiềm năng hiện ông Chúc cung cấp con giống và con thương phẩm từ Bắc tới Nam, đem về thu nhập từ 5 - 6 tỷ đồng mỗi năm.
Vừa làm giàu vừa nghiên cứu phát triển triệt để những ưu thế vốn có, nông dân Nguyễn Văn Chúc không chỉ là người nuôi don đầu tiên ở miền Tây mà còn là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương khi có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ sáng tạo nuôi kết hợp thêm nhiều loại đặc sản núi rừng khác.
Suốt thời gian dài xây dựng sự nghiệp, ông Chúc có trang trại chăn nuôi tại Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ, với diện tích khoảng 1.000m2, vừa được lập vào cuối năm 2022. Trang trại của ông chuyên nuôi loài đặc sản núi rừng, trong đó điển hình là loài don. Có thể thấy, đây là một loài vật có sức đề kháng mạnh, ít bệnh nên khá dễ nuôi. Mỗi ngày cho chúng ăn 2 bữa, chủ yếu là rau, chuối, củ, tre, nứa, bí…
Muốn nuôi don nhanh lớn ít bệnh tật, chuồng nuôi don được ông làm mô phỏng hang hốc để don chui vào ngủ và sinh sản, mỗi năm loài vật nuôi này sẽ sinh sản 2 lần. Hiện ông đang nuôi 80 con don, sau một năm sẽ cho trọng lượng từ 4 - 5kg/con.
Theo chia sẻ của ông Chúc, để nuôi các loài động vật hoang dã được xem là đặc sản, ông đã đăng ký giấy phép chăn nuôi động vật rừng đầy đủ. Các con giống tại trại đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ở nước ta có nhiều người thành công với mô hình chăn nuôi dúi, trước đó ở Tp.Cần Thơ ông Nguyễn Văn Hiếu (68 tuổi) ở tuổi xế chiều bỗng phất lên nhờ nghề nuôi dúi.
Trước khi bén duyên với nghề nuôi dúi, ông nuôi heo và thua lỗ nên phải bán hơn 1 hecta đất vườn để trả nợ. Sau đó, ông chuyển sang làm nhân viên cho siêu thị. Trong một lần tình cờ được công ty tổ chức cho đi du lịch ở miền Bắc, vô tình nếm được món thịt dúi thơm ngon, giá lại cao.
Nhận thấy đây là loài vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn có máu đam mê chăn nuôi sẵn trong người, lão nông này không chần chừ, gom góp hết số tiền mang theo mua 18 con dúi giống về nuôi. Lâu dần ông đã có 2 trang trại dúi ở Tp.Cần Thơ và Tp.Hồ Chí Minh có tổng quy mô hơn 1.000 m2 với khoảng 1.200 con mang về thu nhập cho ông Hiếu trên 1 tỷ đồng mỗi năm.
Một số kinh nghiệm nuôi dúi
Dúi (chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro.
Những năm trở lại đây nuôi dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Thịt dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Nuôi dúi ít vốn, tốn ít diện tích, thức ăn rẻ dễ kiếm.
Về thức ăn
- Trong tự nhiên: Dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía…
- Khi nuôi thức ăn: cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía… ) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi) và nó ăn một số loại thức ăn khác như: củ khoai lang, củ sắn, nghô (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).
Về chuồng nuôi
- Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2 trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch.
- Trong chuồng đặt khoảng các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng chú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau…
- Chuồng nuôi: Mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng dùng cho một con.
Trúc Chi (t/h)