Nuôi con đặc sản "thích ở dưới nước" nhẹ nhàng lãi tiền tỷ
Tận dụng dòng sông rộng lớn ở địa phương, ông Lý Văn Bon ở Tp.Cần Thơ nuôi cá không ngờ có doanh thu "khủng". Hiện ông nông dân này sở hữu 30 bè gỗ nuôi cá nước ngọt, có tổng diện tích 7.000 m2 nằm giữa dòng sông Hậu với nhiều loại cá đặc sản và quý hiếm như: thát lát cườm, chạch lấu, cá hô, tra dầu, cá vồ đém, cá éc...
Mang lại nguồn thu tiền tỷ cho gia đình ông Bon là cá thát lát và chạch lấu gỗ. Hai loại cá này ông Bon nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chia sẻ bí quyết khởi nghiệp thành công với chăn nuôi cá, ông Lý Văn Bon tiết lộ với báo Nông Nghiệp, thát lát cườm vốn là loài thủy sản được người dân ở ĐBSCL nuôi trong ao đầm nên số lượng không nhiều, ông đã thử sức đưa cá thát lát xuống nuôi trên dòng nước chảy. Cá được sống trong môi trường gần như tự nhiên, độ sâu, dòng nước chảy chuẩn, độ pH từ 7-8%, độ kiềm từ 120-150 ppm, nước ít bị ô nhiễm nên giúp cá mau lớn mà thịt rất ngon.
Loại cá này quen thuộc với ưu điểm cá thát lát là loại thịt dai, giòn, ngọt và thơm đặc trưng nên loại cá này rất thích hợp để làm chả, món đặc sản "hạng sang" của người miền Tây từ trước tới nay.
Tại trang trại cá rộng lớn của mình ông Bon thường xuyên chăm sóc bè cá. Khi thu hoạch lượng cá tươi này chủ yếu cung cấp cho các đại lý, thương lái ở Tp.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Không chỉ cung ứng trong nước những con cá chất lượng còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật, Úc...Cũng chính nhờ thị trường tiềm năng đã mang loại doanh thu khủng cho gia đình ông.
Hàng năm đều tay thu lãi tiền tỷ chỉ nhờ nuôi con vật quen thuộc mê nước, ông Lý Văn Bon tiếp tục đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá thát lát như: Ướp muối sả, rút xương, chả cá. Sản phẩm được đóng gói, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu HACCP, cung cấp khắp các tỉnh, thành trong và ngoài nước.
Nhờ chuyên cần, chịu khó học hỏi, bên cạnh nuôi cá thát lát, ông Bảy Bon còn thả nuôi 40.000 con chạch lấu theo hướng VietGAP, đàn cá dự kiến cuối năm sẽ thu hoạch. Hiện giá cá chạch lấu trên thị trường khoảng 220.000 - 250.000 đồng/kg.
Nhắc đến loại cá này không hẳn ai cũng biết nhưng loại cá này rất giàu chất dinh dưỡng. Cá chạch lấu (tên khoa học Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục, vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Điểm nổi bật ở giống cá chạch lẩu là khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá chạch lấu là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.
Thông thường cá chạch lấu nuôi trong bè gỗ tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 150 - 250 gram/con, dài 18 - 25 cm. Còn sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng từ 450 - 500 gram/con và dài 35 - 40 cm.
Cá chạch lấu nuôi trong bè gỗ tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 150 - 250 gram/con, dài 18 - 25 cm. Còn sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng từ 450 - 500 gram/con và dài 35 - 40 cm. Cá chạch lấu thành thục và sinh sản sau 2 - 3 năm nuôi, con đực thường lớn hơn con cái. Con cái có sức sinh sản 4.500 - 7.500 trứng/lần, trứng có kích thước nhỏ, màu vàng.
Nuôi loại cá này trên sông có ưu thế là có dòng nước chảy, nước sạch, không ô nhiễm nên đàn cá phát triển tốt, lượng hao hụt gần như không đáng kể.
Với nhiều năm kinh nghiệm nuôi bè cá cộng với sự chăm chỉ không ngần ngại rút tiền đầu tư, bình quân mỗi năm gia đình ông nông dân này nuôi cá thát lát xuất bán khoảng 600 tấn, còn cá chạch lấu khoảng 15-17 tấn/năm, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông Bon lãi khoảng 5 tỷ đồng/năm.
Nhờ vào sự chăm chỉ và siêng năng đến nay gia đình anh đã đạt được những kết quả nhất định, có được thu nhập từ việc nuôi trồng thủy sản và được các thương lái trực tiếp thu mua tại lồng bè. Người dân cũng rất thích mua cá của ông nông dân này, vì cá được nuôi trên dòng nước sạch, không dùng các loại thuốc và thức ăn tăng trưởng, nên thịt cá vừa ngon vừa đảm bảo an toàn sức khỏe.
Mới đây cũng có một tấm gương nông dân làm kinh tế giỏi nhờ nuôi cá bè. Anh Tuấn Phạm Khánh Tuấn ở Kỳ Anh Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư và nuôi cá diêu hồng trong lồng bè. Theo Dân Việt sau những năm tháng miệt mài chăm chỉ nuôi cá, mỗi lồng trung bình khoảng 2 - 3 tấn cá, ước tính tổng thu nhập bình quân gia đình anh Tuấn mỗi năm từ 2,5-3 tỷ; đáng chú ý sau khi trừ chi phí lợi nhuận bình quân từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.
Kỹ thuật nuôi cá bè thành công
Trong những năm qua, nuôi cá lồng trên sông hồ nước lớn ở các địa phương phát triển khá mạnh về quy mô và hình thức. Bà con muốn khởi nghiệp bằng nghề nuôi cá bè nên lưu ý những điều sau:
Về kỹ thuật làm lồng, bè nuôi cá
+ Lồng có kích thước 75 m3 (5m x 5m x 3m), chiều cao mức nước lưới lồng để thả nuôi từ 2,5 m; trên các mặt của thành lồng có lớp lưới chắn cao 0,5 m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài. - Toàn bộ khung lồng làm bằng ống típ sắt Φ34 (hoặc Φ42, Φ49) có mạ lớp kẽm chống rỉ, mỗi cây dài 6m và ống nối sắt Φ34 hoặc bằng công nghệ mới được làm bằng ống nhựa HDPE Φ200.
- Khung lồng được nâng bằng thùng phuy sắt hoặc nhựa 200 lít và được cố định vào khung lồng bằng dây thép, khung lồng được cố định bằng dây neo ở 4 góc hoặc neo lồng bằng dây tại các trụ làm trên bờ.
- Lồng làm bằng lưới polyetylen (PE) dệt không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá nuôi, cỡ mắt lưới từ 1 - 4 cm, trong một vụ nuôi thường sử dụng 3 loại mắt lưới; đáy lưới lồng được cố định bằng dây giềng nối với đá ghiềm hoặc các can nhựa chứa cát.
Lựa vị trí thích hợp quyết định đến sự thành công của vụ nuôi
Theo Trung tâm khuyến nông Nghệ An, quá trong nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như nuôi trong các thủy vực ao hồ mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì thế chọn lựa vị trí thích hợp để neo lồng bè sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi.
+ Thực tế tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi dựa trên các yếu tố như: Nhiệt độ, mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước, vật chất lơ lửng, sinh vật gây bệnh, trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn lồng; độ sâu, chất đáy, giá thể; và điều kiện thành lập trại nuôi như phương tiện, an ninh, kinh tế - xã hội,...
+ Chọn nơi thông thoáng, khuất gió, nước sâu hơn 4m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất, lưu thông nước tốt, lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3m/s. Không nên nuôi ở các điểm cuối eo ngách.
+ Vị trí đặt lồng cách bờ ít nhất 15 - 20m. + Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 - 8,5; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 - 300C. Ở hồ chứa mỗi cụm bố trí từ 10 – 15 lồng, các cụm lồng cách nhau từ 200 - 300m, đặt so le nhau. Tại hồ chứa tổng diện tích lồng, bè không quá 0,2% diện tích khu vực đặt lồng. Cụ thể là 1ha mặt thoáng hồ chứa chỉ được nuôi 1 lồng.Lưu ý đối với các hồ chứa nước thủy lợi (nguồn nước không dùng cho mục đích sinh hoạt) phải có diện tích mặt nước dâng bình thường từ 50ha trở lên.
Về giống cá
- Muốn chăn nuôi cá phát triển tốt phải có kích thước đồng đều để không cạnh tranh thức ăn với nhau. Cá khỏe, phản xạ nhanh, màu sắc bóng, không dị hình...Kích cỡ cá thả tuỳ theo loài (cỡ cá khoảng 10 con/kg), tốc độ sinh trưởng và chu kỳ nuôi. Cỡ giống cần lớn hơn kích thước khe lồng và lớn hơn kích thước mắt lưới, đảm bảo cá không lọt ra ngoài.
- Một lưu ý quan trọng khi mới nhập cá giống về phải nuôi tại ao hoặc trong giai, cho cá thích nghi với môi trường. Khi cá đã quen dần, đủ cứng cáp và có sức đề kháng tốt mới thả ra lồng.3. Về thức ăn nuôi cá lồng: Tùy từng loại cá nuôi, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, tự chế biến hoặc thức ăn tươi. - Thức ăn công nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam; đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định; không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng.
Trúc Chi (t/h)