PGS.TS Bùi Hiền đã hoàn thành phần nguyên âm trong cải cách chữ "tiếq Việt"

PGS.TS Bùi Hiền đã hoàn thành phần nguyên âm trong cải cách chữ "tiếq Việt"

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 3, 26/12/2017 07:51

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, PGS.TS Bùi Hiền đã công bố phần nguyên âm (phần 2) trong bộ cải cách chữ tiếng Việt mới của mình.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin sáng 26/12, vị PGS.TS Bùi Hiền - người từng gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua với đề xuất cải cách chữ tiếng Việt cho biết, ngày 25/12 ông đã hoàn thành xong phần nguyên âm (phần 2) trong bộ cải cách chữ tiếng Việt của mình. PGS.TS Bùi Hiền khẳng định, công trình nghiên cứu đã hoàn thành trước dự định hơn 3 tháng (dự kiến tháng 3/2018 hoàn thành).

Khi được hỏi tại sao ông vẫn miệt mài nghiên cứu trước những phản ứng của dư luận, ông Hiền nói: “Tôi không quan tâm đến những lời nói miệt thị của dư luận. Tôi là nhà khoa học, tôi phải nghiên cứu. Những ý kiến ủng hộ, những phần mềm dịch chữ của tôi là động lực cho tôi làm việc”.

Giáo dục - PGS.TS Bùi Hiền đã hoàn thành phần nguyên âm trong cải cách chữ 'tiếq Việt'

PGS.TS Bùi Hiền.

Tác giả Bùi Hiền cho hay, thông tin phần thứ nhất đã công bố mới chỉ đề cập cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc “mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt”.

Nghiên của của PGS.TS Bùi Hiền cho thấy, trong hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nội trên thực tế đang tồn tại có 18 nguyên âm và hợp thành 9 đôi nguyên âm đối lập “dài, mạnh > < ngắn, nhẹ” như trên và tất cả đều có thể đứng độc lập cùng với một trong 6 thanh – 6 đơn vị siêu âm đoạn tính (ngang, nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã - a, ạ, á, à, ả, ã) và cũng có thể kết hợp với phụ âm hoặc các nguyên âm khác để tạo ra âm tiết (tiếng đơn): a, á, ớ, y, í..., ai, ăy, ơi, uy, ui…, oao, yêu…, khu, khui, khuy, kha, khai, khăy, xong, xoong, khuya, khuyên, quai, quăy,…

“Như mọi người đều biết, trong hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nội, ngoài các nguyên đơn ra còn rất nhiều nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Một đặc điểm của các nguyên âm đôi (gồm 2 nguyên âm) và nguyên âm ba (gồm 3 nguyên âm) là bao giờ cũng phát âm thành một khối liên kết chặt với nhau, trong đó chỉ có 1 nguyên âm làm chủ (đọc rõ hơn, dài hơn và mạnh hơn). Còn các nguyên âm khác dù đứng trước hoặc đứng sau đều đóng vai trò phụ trợ (đọc không rõ, không dài, không mạnh bằng âm chủ và cùng hoà vào thanh điệu của âm chủ)”, nghiên cứu nêu.

Cuối cùng, theo PGS.TS Bùi Hiền, công trình nghiên cứu Cải tiến chữ Quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Thủ đô Hà nội, chứ không hề tác động vào hệ thống âm vị làm cho tiếng nói khác đi dẫn tới ý nghĩa lời nói cũng khác đi.

Về chữ viết cũng giữ nguyên dạng hệ thống chữ cái La tinh và chỉ tạo thêm 1 chữ cái mới để chỉ âm vị phụ âm “nhờ” mà trong bảng chữ La tinh không có. Đây chỉ thuần tuý cải tiến cách quy định cho những ước lệ mới giữa các chữ cái (ký tự) với các âm vị tương ứng để đảm bảo theo đúng nguyên tắc “1 âm – 1 chữ, 1 chữ - 1 âm” nhằm loại bỏ hoàn toàn các tổ hợp 2-3 phụ âm ghép biểu đạt một âm vị, vốn là nguồn gốc của các lỗi chính tả như hiện nay (ch, th, tr, gi, gh, kh, ng, ngh, nh, ph).

Giáo dục - PGS.TS Bùi Hiền đã hoàn thành phần nguyên âm trong cải cách chữ 'tiếq Việt'  (Hình 2).

Nguyên tắc các nguyên âm trong nghiên cứu phần 2 của PGS.TS Bùi Hiền.

PGS.TS Bùi Hiền nêu ra 4 lợi ích trong việc cải tiến chữ Quốc ngữ như trong đề xuất của mình:

1. Dễ học, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết, dễ dùng lối viết và đọc chữ cải tiến. Giản hoá tới mức tối đa cách viết, loại bỏ hết phụ âm ghép 2-3 chữ cái (ch, tr, ng, ngh, gh, kh, nh, ph) và các lỗi chính tả (d –gi – r, s – x, ch – tr) hiện đang gặp phải ở mỗi người, nhất là trong công tác biên tập của các nhà xuất bản và báo chí.

2. “Nạn mù chữ” được giải quyết triệt để chỉ trong vòng 1-2 ngày đối với những người đã biết chữ Quốc ngữ hiện hành. Với học sinh lớp 1 và người dân tộc sẽ rút ngắn được thời gian “vỡ lòng” (biết đọc, biết viết) xuống ít nhất một nửa so với học chữ cũ. Chắc chắn không cần phải phát động phong trào “diệt dốt” như xưa, mà chỉ cần hướng dẫn dần dần trên báo chí cách chuyển đổi, cách đọc các chữ cái cũ sang kiểu mới, rồi tổ chức trò chơi, đố vui trong nhà trường, câu lạc bộ… cũng đủ để mọi người nhận biết và quen dần với cách đọc viết cải tiến một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

3. Là công cụ sắc bén hơn, tiện lợi hơn cho công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay: Người nước ngoài dễ học tiếng Việt hơn, dễ tiếp cận với nền kinh tế, văn hoá, khoa học Việt Nam hơn. Và ngược lại, Việt Nam cũng dễ làm cho bạn bè mau hiểu Việt Nam, chóng có cảm tình với tiếng nói và chữ viết của người Việt hơn.

4. Tiết kiệm được khoảng 9% thời gian, công sức, tiền của, vật tư, tài nguyên số trong việc xây dựng tất cả các loại văn bản bằng viết tay hoặc gõ bàn phím. Điều này cũng có nghĩa là làm tăng năng suất lao động hàng năm tới 8-9%, làm lợi cho nền kinh tế của cả nước và của từng người.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.