Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 45.204 phụ nữ tham gia vào một bảng hỏi về chế độ ăn của họ khi còn ở trường trung học và được theo dõi cho đến khi họ trưởng thành ở độ tuổi 27 đến 44.
Giáo sư Karin Michels thuộc đại học California (Mỹ) cho biết: "Bởi vì ung thư vú cần nhiều thời gian để hình thành và phát triển, nên chúng tôi rất muốn tìm hiểu liệu chế độ và thói quen ăn uống trong giai đoạn đầu đời khi còn là thiếu nữ có phải là một yếu tố nguy cơ gây ung thư vú hay không".
Theo dõi chế độ ăn của từng phụ nữ đều cho kết quả gây viêm bằng phương pháp xét nghiệm máu về các chỉ số viêm.
Trong thời gian theo dõi 22 năm, có 870 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú tiền mãn kinh và 490 người được chẩn đoán mắc ung thư vú sau mãn kinh. Sau đó các nhà nghiên cứu đã chia ngẫu nhiên số phụ nữ này thành 5 nhóm dựa trên chỉ số viêm của chế độ ăn uống thời niên thiếu.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu này còn cảnh báo một chế độ ăn ít rau xanh và thường xuyên ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn kèm với uống nước ngọt có ga sẽ gây nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe con người khi về già.
Theo Tiền Phong