Quy định đổi GPLX bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi', Bộ GTVT nói gì?

Quy định đổi GPLX bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi', Bộ GTVT nói gì?

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 5, 01/12/2016 19:37

Bộ GTVT đã nhận được văn bản từ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) liên quan đến Thông tư số 58 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) và đồng ý sửa đổi thông tư này.

Những ngày qua, dư luận xôn xao về thông tư 58 của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bắt buộc người dân phải đổi giấy phép lái xe bằng chất liệu giấy sang giấy phép được làm bằng chất liệu PET. Tuy nhiên, Bộ Tư Pháp lại cho rằng việc đổi giấy phép lái xe là không cơ sở.

Sáng ngày 1/12, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường Bộ Việt Nam cho biết: “Tổng cục Đường bộ VN và Bộ GTVT đã làm việc với Bộ Tư Pháp về những vấn đề liên quan tới việc  chuyển đổi giấy phép lái xe còn thời hạn từ bìa giấy sang vật liệu PET”.

Xã hội - Quy định đổi GPLX bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi', Bộ GTVT nói gì?

 Đổi giấy pháp lái xe đang gây xôn xao dư luận.

Nói về việc người dân bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe, ông Huyện cho rằng: “Bộ GTVT sẽ sửa đổi lại, trong tháng 12 thông tư mới sẽ được Bộ Trưởng ban hành. Người dân đều phải đổi giấy phép lái xe, nhưng sẽ không xử phạt, đối với xe máy sẽ được gia hạn tới năm 2020”.

Ông Huyện cũng khẳng định: “Việc đổi GPLX không sai quy định của pháp luật, đây chỉ là giải pháp để quản lý, tránh tình trạng sử dụng giấy phép giả.

GPLX cơ giới đường bộ có chất liệu bằng giấy đã được các cơ quan có thẩm quyền phát hành và cấp. Qua quá trình sử dụng, giấy phép lái xe bằng giấy đã bộc lộ nhiều bất cập như lạc hậu, mức độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả; dễ bị tẩy xóa, sửa đổi, dễ bị hư hỏng không thuận tiện cho công tác quản lý, xử lý khi người lái xe vi phạm...”

Xã hội - Quy định đổi GPLX bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi', Bộ GTVT nói gì? (Hình 2).

 Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT (ảnh: Thế Anh)

Trong một diễn khác, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Bộ đã nhận được văn bản từ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) liên quan đến tính hợp pháp của Thông tư số 58 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ. Bộ cũng đã thảo luận về những vấn đề trên và đồng ý sửa đổi thông tư 58”.

Ông Nguyễn Hồng Trường cũng cho hay: “Bộ GTVT đã xin ý kiến và nhận được sự đồng tình từ Bộ Tư pháp, đến năm 2020 sẽ giải quyết xong việc đổi bằng xe máy, còn bằng lái ôtô đến kỳ hạn thì đổi. Nếu ai cố tình đến hạn không đổi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước tình trạng GPLX làm giả quá nhiều, Bộ GTVT ra thông tư này để dễ quản lý và “phòng chống tiêu cực”. 

Khi chuyển giấy phép sang thẻ PET, lực lượng chức năng dễ dàng phát hiện ra bằng giả thông qua thiết bị quẹt thẻ. Quy định này ảnh hưởng rất lớn đến người dân vì vậy, Bộ GTVT sẽ thống nhất với Bộ Tư pháp sửa đổi Thông tư 58 theo hướng: Lộ trình vẫn như cũ nhưng chỉ khuyến khích người dân đổi càng sớm càng tốt chứ không phạt và yêu cầu phải sát hạch lại lý thuyết nữa”, Thứ trưởng Bộ GTVT chia sẻ.

Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp vừa ký văn bản kết luận việc kiểm tra Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20.10.2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Theo đó, băn bản này cho biết Điều 57 của Thông tư 58 quy định về lộ trình chuyển đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET của Bộ Giao thông Vận tải không có cơ sở pháp lý, không bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp.

Cụ thể, Điều 57 quy định giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình như sau: Giấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4 trước ngày 31/12/2016; Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) phải trước ngày 31/12/2020. Sau 6 tháng theo lộ trình chuyển đổi này mà người có giấy phép lái xe bằng giấy bìa không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe.

 
   

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.