Sai lầm trong phương pháp nuôi con kiểu mới khiến trẻ hạ đường huyết

Sai lầm trong phương pháp nuôi con kiểu mới khiến trẻ hạ đường huyết

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 3, 06/06/2017 11:57

Vì không hiểu cặn kẽ phương pháp nuôi con kiểu mới, một số bà mẹ để cho con thật sự đói đến mức bị hạ đường huyết.

Phòng khám Trần Diệp Khanh (quận Gò Vấp, TP.HCM) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé trai 3 tuổi, nặng 10kg bị hạ đường huyết vì sai lầm "chết người" của phụ huynh.

Theo đó, mấy ngày trước, bé trai có hiện tượng biếng ăn, người mẹ đưa con đi khám thì được bác sĩ khuyên cứ kệ con, để khi nào trẻ đói sẽ tự đòi ăn. Người mẹ nghe theo, tưởng khi nào con đói sẽ tự đòi nên không thúc giục con ăn khi đến bữa. Hậu quả là đứa trẻ bị hạ đường huyết, lên cơn co giật nặng, phải đi cấp cứu.

Bác sĩ Trần Vĩnh Khanh (phụ trách phòng khám Trần Diệp Khanh) cho hay, có thể mẹ cháu đã hiểu nhầm lời dặn của bác sĩ.

“Riêng ở góc độ bác sĩ cấp cứu cho cháu, tôi chỉ dặn các bà mẹ rằng trẻ con hay mê chơi, ba mẹ không ép ăn nhưng cũng phải xem giờ, đừng để quá giờ ăn lâu quá vì các cháu sẽ bị hạ đường huyết. Nếu không cấp cứu kịp, bé sẽ hôn mê nếu kéo dài, có tổn thương ở não sẽ không hồi phục và có thể tử vong”, bác sĩ Trần Vĩnh Khanh nói.

Dinh dưỡng - Sai lầm trong phương pháp nuôi con kiểu mới khiến trẻ hạ đường huyết

(Ảnh minh họa)

“Phương pháp ăn dặm có kiểm soát (BLW- Baby Led Weaning) là một ví dụ cho kiểu nuôi con này. Nhiều bà mẹ đã có những phản hồi tích cực về việc bé phát triển cũng như mức độ nhàn nhã khi cho con ăn. Tuy hình thức không thể giống hoàn toàn nhưng phương pháp ăn dặm có kiểm soát cũng phần nào phản ánh được tính chủ động để con ăn theo bản năng”, TS.BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vì không hiểu cặn kẽ phương pháp này, một số bà mẹ để cho con thật sự đói đến mức như trong trường hợp bé trai 3 tuổi nêu trên. Điều ấy gây ra những hậu quả khôn lường.

“Trước hết chúng ta cần phải hiểu, ăn theo bản năng của con không phải là để trẻ nhịn đói mà là giãn cách thời gian bữa ăn để trẻ cảm thấy đói và có hứng thú ăn, chứ không phải là hình thức ép ăn cực đoan.

Thứ hai, không thúc ép trẻ ăn nhiều một bữa mà chia nhỏ nhiều bữa với số lượng ăn theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ không muốn ăn nữa thì không cố ép trẻ ăn.

Thứ ba, tôn trọng sở thích của trẻ không có nghĩa là bỏ quên một nhóm thực phẩm nào đó với trẻ mà phải tập dần cho trẻ làm quen với những nhóm thực phẩm một cách dần dần để luôn có đủ các dưỡng chất từ bốn nhóm thực phẩm chính (tinh bột, protein, lipid và rau củ).

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.