Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có ý thức chăm sóc sức khỏe hơn, từ việc tập luyện đến chế độ ăn uống. Khi nghe đến chất béo, nhiều người đều xua tay lắc đầu vì sợ rằng ăn nhiều sẽ bị tăng cân hoặc gây mỡ máu cao. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Có rất nhiều thực phẩm giàu chất béo tốt, không những không gây hại mà ngược lại rất tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là 6 thực phẩm giàu chất béo nhưng rất bổ dưỡng mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Cá hồi
Trong cá hồi hàm chứa phong phú axít béo không bão hòa, có thể giảm thấp mức triglycerides trong máu, đồng thời co thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản.
Trong các loại cá nước ngọt, cá chép cũng là loại thực phẩm được giời thiệu để giảm mỡ máu. Cá chép mặc dù có hàm lượng mỡ khá cao, nhưng đa phần là axit béo không bão hóa, có thể giúp bài trừ “rác rưởi” ở trong huyết quản, giảm thấp cholesterol.
Quả bơ
Bơ là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và rất giàu chất béo tự nhiên không bão hòa đơn.
Chất béo trong bơ có tên là axit oleic, tốt cho tim mạch, giảm viêm. Không những vậy, chất béo trong quả bơ còn thúc đẩy việc đốt cháy mỡ và calo trong cơ thể nhiều hơn, vì thế không làm tăng cân mà còn giúp giảm cân hiệu quả.
Nhưng tốt nhất không nên ăn quả bơ vào buổi tối bởi quả bơ chứa rất nhiều calo. Nếu bạn thèm ăn bơ thì nên ăn trước 8h giờ tối. Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn quả bơ là vào buổi sáng.
Hạt chia
Hạt chia rất giàu axit béo Omega-3 có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Omega-3 trong hạt có tác dụng làm thấp mức triglycerid (loại mỡ máu xấu) và tăng HDL (loại mỡ máu tốt). Làm giảm huyết áp, giảm kết dính tiểu cầu và dự phòng nghẽn mạch vành. Giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Hạt chia cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan. Đây là yếu tố giúp hạt chia có thể hấp thụ nước gấp 10-12 lần trọng lượng, tạo cho chúng có độ sệt giống như gel. Uống nước hạt chia có thể làm cho bạn tăng cảm giác no, làm chậm quá trình hấp thụ thức ăn, do đó khiến bạn hấp thụ ít calo hơn và hỗ trợ giảm cân.
Pha vài thìa hạt chia vào nước ấm và uống mỗi sáng là cách tốt nhất để tiêu thụ loại hạt giàu dinh dưỡng này.
Hạt lạc (đậu phộng)
Trong đậu phộng (lạc) hàm chứa phong phú sterol thực vật, đây là một loại hợp chất sterol tồn tại phổ biến ở trong các loại thực phẩm có vỏ cứng như quả óc chó, vừng, hạnh nhân… có thể “cạnh tranh” với cholesterol, từ đó khống chể cơ thể hấp thụ cholesterol, giảm thấp mức cholesterol trong máu.
Ngoài ra, trong lạc còn giàu axit béo không bão hòa và các thành phần dinh dưỡng khác như choline, lecithin, có thể làm cho cholesterol của cơ thể phân giải thành chất khác bài tiết ra ngoài.
Đậu nành
Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và chất đạm thực vật. Không những vậy, đậu nành cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin B2, vitamin K, folate, magie và kali. Hàm lượng omega-3 trong đậu nành khá cao, cứ 100g đậu nành chứa 1443mg omega-3.
Để bảo vệ tim mạch và thần kinh, bạn nên bổ sung omega-3 từ những thực phẩm này. Nhưng dù omega-3 đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng, chỉ nên dùng ở mức vừa phải và hợp lý.
Dầu oliu
Dầu oliu giàu axit béo không bão hoà đơn, lượng triglyceride thấp. Có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm cholesterol xấu; duy trì cholesterol tốt bằng cách giảm sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol. Giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, xơ vữa động mạch,…
Đặc biệt, dầu ô liu ăn vào dễ tiêu vì trong quá trình chuyển hóa không để lại những chất cặn bã dư thừa có hại cho cơ thể; giúp giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính khác
Tuy nhiên, dầu ô liu được coi là có hàm lượng calo cao; vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh (tương đương 25 ml) mỗi ngày.
Minh Hoa (t/h)