Siết thời gian bán thịt: Lo ngại người dân sẽ đối phó

Siết thời gian bán thịt: Lo ngại người dân sẽ đối phó

Thứ 5, 27/12/2012 23:46

Nhiều ý kiến cho rằng quy định siết thời gian bán thịt nhằm kiểm soát tốt chất lượng vệ sinh thực phẩm, nhưng việc thực hiện sẽ không hêầ đơn giản.

Chỉ riêng việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa, các cơ quan chức năng lâu nay vẫn cứ loay hoay, thì quy định kiểm soát bán hàng sau 8 giờ giết mổ liệu có khả thi.

Ông Nguyễn Thanh Phong - phó cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cho biết: “Từ đầu năm đến nay xuất hiện nhiều vụ vi phạm nóng về ATVSTP với nhiều hình thức đa dạng hơn. Nhiều cơ sở sản xuất, lò giết mổ, chế biến thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh; kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi, thiu, ô nhiễm. Tình trạng nhập khẩu phụ phẩm thịt không đảm bảo an toàn, buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới ngày càng gia tăng. Kinh doanh thực phẩm của chúng ta đang lỏng từ nguồn cấp. Vì thế, việc quy định trên của thông tư số 33 vừa được Bộ NN&PTNT ban hành là nhằm hạn chế tình trạng người sản xuất kinh doanh vì tham lợi nhuận mà cố tình đưa ra thị trường các sản phẩm không đảm bảo ATVSTP và hạn chế những ca ngộ độc thực phẩm”.

Xã hội - Siết thời gian bán thịt: Lo ngại người dân sẽ đối phó

Hình minh họa

TS. Nguyễn Văn Khải (người được gọi là Ông già Ozon) cho rằng: “Quy định của Cục Thú y là đáng hoan nghênh vì mục đích của nó là nhằm bảo vệ người dân trước nỗi lo về ATVSTP. Nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều điểm chưa hợp lí, ví dụ như việc quy định các sản phẩm thịt không được bày bán quá 8 tiếng; phụ phẩm là dạ dày, ruột non và ruột già bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5 độ C chỉ được bày bán trong vòng 24 giờ kể từ khi giết mổ. Làm sao người mua biết được những loại phụ phẩm này đã bảo quản quá thời hạn quy định? Điều này có khi còn gây ra mặt trái là nhiều cơ sở giết mổ, buôn bán...Họ sẽ nghĩ cách đối phó để thịt lúc nào cũng trông như vừa giết mổ, bằng cách cho phụ phẩm, hóa chất. Và làm sao để các cơ quan quản lí kiểm soát được điều này?”.

TS. Lý Ngọc Kính, phó chủ tịch Hội Kinh tế Y tế Việt Nam, nguyên cục trưởng Cục Khám chữa bệnh nêu quan điểm: “Theo kết quả xét nghiệm của Viện vệ sinh Y tế công cộng, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn hiện nay 50% là do vi trùng, 50% là hóa chất. Vì thế, sự ra đời của Thông tư 33 có nhiều điểm mới nhằm kiểm soát tốt chất lượng vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đồng bộ từ cơ sở giết mổ đến người kinh doanh, nhất là thịt heo sau khi giết mổ phải qua sự giám sát chặt chẽ của cơ sở thú y. Vấn đề bảo đảm thực phẩm cực kỳ khó ở các chợ truyền thống, chợ tự phát. Cho nên ngay từ bây giờ Bộ NN-PTNT cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để tuyên truyền, còn không mỗi nơi sẽ làm mỗi kiểu khác nhau”.

Ông Bùi Quang Anh, nguyên cục trưởng Cục thú Y nói: “Trước đây đã có các quy định, tuy nhỏ lẻ nhưng chúng ta vẫn chưa thành công.Việc thực hiện rất khó khăn vì thiếu sự phối hợp, vào cuộc của các lực lượng. Thông tư số 33 của bộ NNPTNT, quy định toàn diện các điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, bộ NNPTNT trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Sau khi ban hành thông tư sẽ có những hướng dẫn chi tiết về việc triển khai đến từng đơn vị thực hiện. Tôi tin tưởng với sự quyết tâm và thực hiện đồng bộ của các cấp ban ngành, triển khai đến tất cả phường, xã.. chúng ta sẽ thực hiện được các quy định cần thiết này”.

Chị Đặng Thị Hương, Phú Thọ lo ngại: “Làm sao chúng ta có thể quản lý được việc họ giết mổ lúc nào khi mà lò mổ tư nhân hoạt động tràn lan còn chưa quản lý được. Bất cứ ai ra mua sản phẩm thịt gia súc, gia cầm tại các chợ nông thôn đều nhận thấy ngay dấu kiểm dịch cũng không có chứ chưa nói đến kiểm soát thời gian sau giết mổ. Tôi nghĩ có quy định để đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm là tốt nhưng thực hiện nó mới là điều quan trọng. Ngay cả thời gian vừa qua khi dịch lợn tai xanh bùng phát ở quê tôi thì việc kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ thịt lợn cũng đã khó khăn chưa nói gì đến chất lượng thịt. Vì thế hầu hết các bà nội chợ ở quê đều chọn mua hàng ở mối quen với hy vọng quen biết họ sẽ “thật thà”â không bán cho thịt lợn ốm”.

Chị Lại Ngọc Yến, Hà Nội chia sẻ: “Những vụ bắt thịt lợn ôi thiu, ngộ độc thực phẩm với số lượng lớn như thời gian qua thì việc phải có quy định quản lý chặt việc buôn bán, giết mổ là tất yếu. Tuy nhiên, tôi cũng như nhiều người dân băn khoăn về tính khả thi trong việc thực hiện quy định. Các chợ Việt Nam chủ yếu là chợ truyền thống nhỏ lẻ. Chính vì thế việc kiểm soát không đơn giản. Giống như một thời gian trước, các cơ quan chức năng nói kiên quyết dẹp chợ cóc xong chợ cóc vẫn xuất hiện. Cấm buôn bán, giữ xe lấn chiếm vỉa hè được thời gian sau Hà Nội đâu lại hoàn đó. Trong khi đó ở Đà Nẵng người ta cấm là cấm được luôn. Vẫn những quy định, vẫn luật pháp đó sao có nơi làm được có nơi không? Tôi nghĩ mấu chốt vẫn là con người thực hiện mà thôi”.

Ngân Giang – Hoàng Mai


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.