Sinh viên thất bại không nên đổ lỗi cho số phận

Sinh viên thất bại không nên đổ lỗi cho số phận

Thứ 5, 29/08/2013 14:29

Thất bại hay thành công đó là do cách nhìn nhận của mỗi người, khi cơ hội tới, các bạn sinh viên có biết nắm bắt hay không – điều đó phụ thuộc vào chính bản thân các bạn.

Mới đây, trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook, các bạn trẻ thường xuyên trút bỏ tâm trạng mình khi chưa tìm được lối thoát. Các bạn than phiền, tự trách cuộc sống không công bằng, bất công hay cuộc đời quá tiêu cực.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhà báo, bình luận viên Trương Anh Ngọc - báo Thông tấn xã Việt Nam, các bạn trẻ nên có một cái nhìn khác.

‘Ví dụ, một trận đấu 90 phút, khi thời gian chỉ còn lại 20- 30 phút thì chúng ta cũng đừng mất đi tia hy vọng vào phút cuối cùng để ‘ăn điểm’ ghi bàn penalty. Đấy là một cơ hội, nếu chúng ta nhìn thấy một vận may khác lại đến thì nên nắm lấy nó khi có thể’- Anh Ngọc nói.

Các bạn trẻ hiện nay thường có lối tư duy đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận, nhưng theo quan điểm của nhà báo Trương Anh Ngọc thì ‘bạn không thể tránh khỏi những khó khăn’.

Anh kể: ‘Đầu những năm 90 cuộc sống cực kỳ khó khăn, thiếu thốn đủ bề như: mất nước, phải đi mua gạo cầm cự qua ngày. Thời đó, tôi rất may mắn được khi được thừa hưởng từ phía gia đình’.

Anh tự hào chia sẻ: ‘Bố là một nhà báo, mẹ là người biết được 6 thứ tiếng ngoại ngữ khác nhau và trong suốt quãng đường của người phụ nữ Việt Nam, bà là người được đi rất nhiều nước. Hai con người, một người rất giỏi văn chương cùng một người giỏi ngoại ngữ đã tạo ra tôi - kế thừa thành quả như ngày nay. Chính họ, bằng những lời khuyên nhủ dạy bảo nhẹ nhàng đã đưa tôi đến với thành công’.

Cần biết - Sinh viên thất bại không nên đổ lỗi cho số phậnNhà báo, bình luận viên Trương Anh Ngọc - Thông tấn xã Việt Nam.

‘Có một kỷ niệm khó quên đó là: Trong thời gian tôi bị nhốt ở trong nhà, được đọc đủ mọi thứ từ sách thiếu nhi đến chính trị Các Mác. Tôi nghĩ rằng, những cuốn sách này là những người bạn và lúc đó tôi nghĩ sau bao nhiêu năm sau, tôi sẽ trở thành người như thế nào? Một nhà báo - bình luận viên ư?. Như vậy, với nhiều người, thời gian bị nhốt của tôi là khoảng thời gian đen tối nhưng với tôi, nó lại là một cơ hội. Nhờ đó mà tôi được tiếp nhận các kiến thức từ các cuốn sách’– anh Ngọc nhấn mạnh.

Anh cũng lấy thêm dẫn chứng từ Phạm Văn Quyến - một mẫu biểu tượng cho nước nhà Việt Nam. Năm 2003 khi đội tuyển Việt Nam đã vào vòng loại World cup. Nhiều người nghĩ rằng đội tuyển Việt Nam sẽ thua nhưng ở vòng loại Việt Nam đá với Hàn Quốc, Việt Nam đã có 2 cơ hội do Văn Quyến tạo ra và chính anh đã đánh dấu mốc son trong lịch sử đó.

Văn Quyến đã lên đỉnh cao, trở thành một thần tượng trong lòng nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, Văn Quyến đã đánh mất đi cơ hội của cuộc đời mình, anh lại bị tụt lùi, tụt lùi dần…

Nhà báo Anh Ngọc cho rằng: ‘Bạn luôn có một cơ hội tiềm tàng nhưng phải biết nắm bắt nó. Văn Quyến cũng không là ngoại lệ. Trong thời điểm nổi tiếng, Văn Quyến đã không có những người thân ở bên cạnh để rồi rơi vào một môi trường xấu của nền bóng đá Việt Nam, anh đã bị tha hóa’.

‘Chúng ta đã bị mất một cơ hội, mất đi một nhân vật mà tôi nghĩ 20 năm sau bóng đá Việt Nam cũng không có được’ – Anh Ngọc tiếc nuối.

Kiều Oanh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.